Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách thiết thân với người lao động

Dự thảo Nghị định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và lực lượng vũ trang (LLVT) công tác ở vùng đặc biệt khó khăn đăng trên Cổng TTĐT Chính phủ đang nhận được sự quan tâm, góp ý xây dựng của nhân dân. Bởi theo phân tích của Bộ Nội vụ, đây là một trong những chính sách ưu đãi đặc biệt "thiết thân với người lao động", trực tiếp là ở vùng sâu, vùng xa.

Chính sách ưu đãi mới sẽ thu hút cán bộ về công tác lâu dài tại vùng đặc biệt khó khăn - Ảnh minh họa

Nhu cầu về công tác ở cấp xã

Bộ Nội vụ, cơ quan chủ trì dự thảo Nghị định này cho rằng, nếu tính bình quân định biên mỗi xã có 20 cán bộ, công chức cấp xã (xã thấp nhất có 17 người và xã cao nhất có 25 người); tổng số xã, phường, thị trấn hiện có là 11.052 thì tổng số cán bộ, công chức cấp xã theo định biên trên cả nước là khoảng 221.040 người. Như vậy, so sánh với số cán bộ, công chức cấp xã hiện có thì cả nước còn thiếu khoảng 16.873 người.

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã hiện có khoảng 204.167 người.

Tổng hợp số liệu của 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì từ năm 2006 đến năm 2008, thu hút được 5.523 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (trong đó đại học là 4.262 người và cao đẳng là 1.261 người) về công tác ở cấp xã.

Chế độ tiền lương hiện hành quy định 3 loại phụ cấp lương đối với CBCCVC và LLVT công tác ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Phụ cấp khu vực hiện hành gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc LLVT, phụ cấp khu vực tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì. Hiện có 4.830 xã được hưởng phụ cấp khu vực.

- Phụ cấp đặc biệt áp dụng đối với CBCCVC và LLVT làm việc ở các địa bàn đảo xa đất liền và vùng (xã) biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn, gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc LLVT. Hiện có 305 xã được hưởng phụ cấp đặc biệt.

- CBCCVC và người lao động trong các công ty nhà nước đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút, gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp này không áp dụng đối với LLVT.

Như vậy, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thu hút, tuyển dụng mới sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng để bổ sung vào số cán bộ còn thiếu hoặc thay thế cho cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, đồng thời con số trên cũng thể hiện xu hướng quan tâm và nhu cầu về công tác ở cấp xã của người tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Chế độ phụ cấp hiện chưa đủ khuyến khích

Thực tế đến nay, cán bộ, công chức cấp xã đã được quy định trong Luật Cán bộ, công chức, do đó các chính sách tuyển dụng, tiền lương và các chế độ phụ cấp; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức cấp xã đã được thực hiện thống nhất như đối với cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên. Điều này thể hiện sự đánh giá đúng của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công tác ở cơ sở.

Chưa kể các chế độ phụ cấp cùng các chính sách thu hút người tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở cấp xã đã động viên được CBCCVC và LLVT công tác, xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ ở cơ sở, ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh tổ quốc.

Song theo đánh giá của Bộ Nội vụ, các chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút hiện hành chưa đủ để khuyến khích, động viên người lao động yên tâm công tác lâu dài ở vùng đặc biệt khó khăn. Thêm vào đó, do sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới ra trường, chưa có kinh nghiệm hoặc do chức danh cán bộ cấp xã phải được bầu cử nên đã không thu hút ngay được sinh viên vào vị trí này, mà phải thu hút vào làm công chức cấp xã, sau đó mới đào tạo, bồi dưỡng để bầu vào các chức danh cán bộ cấp xã. Một số địa phương chưa chi trả kịp thời tiền lương, các loại phụ cấp, trợ cấp đối với CBCCVC công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Địa phương khó khăn, nguồn ngân sách khó hạn hẹp nên càng khó khăn trong việc chủ động ban hành các chính sách riêng của địa phương.

Dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng/năm ưu đãi CBCC công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Trước thực tế này, việc xây dựng và ban hành các chế độ phụ cấp để thu hút CBCCVC và LLVT công tác ở vùng đặc biệt khó khăn và các chính sách thu hút người tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở cấp xã là thật sự cần thiết cũng như cần tiếp tục được chú trọng.

Theo Dự thảo Nghị định về chính sách đối với CBCCVC và LLVT công tác ở vùng đặc biệt khó khăn, CBCC công tác tại vùng này sẽ được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng trong thời gian 5 năm.

Ngoài phụ cấp thu hút, CBCCVC và LLVT đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn còn được hưởng phụ cấp hàng tháng từ 0,5 - 1 (so với mức lương tối thiểu chung) tính theo thời gian công tác thực tế ở vùng đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn). Đồng thời, những đối tượng này còn được hỗ trợ chỗ ở, tiền tàu xe và nước sạch.

Theo tính toán của Bộ Tài chính thì nguồn kinh phí để thực hiện các chế độ, chính sách trong Đề án là khoảng 1.600 tỷ đồng/năm.

Phụ cấp hàng tháng (so với mức lương tối thiểu chung)Thời gian công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
0,55-10 năm
0,710-15 năm
1,0từ đủ 15 năm trở lên

(Theo Mai Hằng // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi