Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Luật Thủ đô lại “lỡ hẹn”

picture
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội - Ảnh: VOV.
Chính phủ đã xin rút Luật Thủ đô và Luật Đầu tư công vì chưa chuẩn bị kịp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 6/4.

Theo chương trình dự kiến của phiên họp này, hai dự luật nói trên sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

Luật Thủ đô là dự án luật thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thời gian qua. Vào tháng 2 năm nay, tại phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét thông qua dự án án Luật Thủ đô tại kỳ họp thứ bảy.

Vì, thông qua dự án luật này trong thời gian chuẩn bị Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ có "ý nghĩa rất lớn" về mặt chính trị và tinh thần đối với đất nước ta, và là "cơ sở pháp lý quan trọng" để xây dựng Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại trong tình hình mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung dự án Luật Thủ đô vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010. Tuy nhiên, đề nghị thông qua dự luật này ngay tại kỳ họp thứ bảy chưa nhận được sự đồng tình cao.

Ngày 8/4/2010, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về dự án Luật Thủ đô. Theo đánh giá của Thủ tướng, đây là một dự án luật rất đặc thù, quy định tổng hợp nhiều vấn đề, nhưng thời gian soạn thảo chưa nhiều, việc chuẩn bị có nhiều khó khăn nên chất lượng dự thảo còn hạn chế.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp báo cáo Quốc hội cho điều chỉnh việc thông qua dự Luật Thủ đô tại hai kỳ họp, thay vì xem xét thông qua ngay kỳ họp tới như đề nghị ban đầu.

Tuy nhiên, cuối tháng 4 vừa qua, trong dự kiến nội dung và chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội thứ bảy gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án Luật Thủ đô từ chương trình chuẩn bị đã được chuyển sang chương trình chính thức năm 2010 để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp này.

Song "chiều qua Chính phủ mới xin rút", nên dự án Luật Thủ đô được đưa ra khỏi chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ, và sẽ không được trình tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy nữa, Chủ tịch Quốc hội nói.

Tuần qua, tiếp xúc cử tri Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh, Luật Thủ đô có được thông qua hay không cũng còn phụ thuộc vào chất lượng của dự án luật có đáp ứng được yêu cầu hay không. Quốc hội sẽ không thông qua Luật Thủ đô chỉ để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Luật Thủ đô nếu được thông qua thì nhất định phải đi vào cuộc sống.
 

(Theo Nguyên Hà // Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi