Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải mua lúa với giá cao hơn ít nhất 30% giá thành sản xuất

Người nông dân sẽ có lãi ít nhất 30% khi bán thóc - tinkinte.com
Người nông dân sẽ có lãi ít nhất 30% khi bán thóc
Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với UBND các tỉnh, thành phố. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố phải công bố giá mua lúa bảo đảm ít nhất phải cao hơn 30% so với giá thành sản xuất.

Thủ tướng cũng yêu cầu mức giá nói trên phải được công bố ngay từ đầu vụ sản xuất và là căn cứ để các để tổ chức, cá nhân thu mua lúa hàng hóa cho nông dân tại địa phương. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực của tỉnh, thành phố có trách nhiệm mua hết lúa hàng hóa cho nông dân theo giá đã được công bố.

Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay chưa có căn cứ để xác định giá thu mua lúa gạo cho nông dân và chưa có cách tính giá thành thống nhất giữa các địa phương. Do vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành quy định và hướng dẫn phương pháp xác định chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa, để lãnh đạo các tỉnh, thành phố lấy làm căn cứ xác định chi phí, tính giá thành sản xuất lúa và công bố giá mua lúa hàng hóa trên địa bàn.

Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực xây dựng phương án liên kết, phối hợp với các tổ chức, cá nhân (tiêu thụ, xay xát, chế biến lương thực, thường gọi là hàng xáo) trong việc mua lúa của công dân theo giá đã công bố. Đồng thời, VFA phải thống nhất với các thành viên về số lượng và thời gian mua tạm trữ lúa hàng hóa. Doanh nghiệp được Hiệp hội giao mua lúa tạm trữ tự chịu chi phí bảo quản, lãi suất trong thời gian tạm trữ.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tập trung hỗ trợ các hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu
  • Kỳ họp tới Quốc hội sẽ thông qua 12 luật
  • Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tiếp khách quốc tế
  • “Chính phủ đủ khả năng kiểm soát lạm phát”
  • Ý kiến thủ tướng: Không ký hợp đồng mới cho nước ngoài thuê đất trồng rừng
  • 15/3: Sẽ trình Chính phủ Dự thảo Luật Thủ đô
  • Trông vào các “đại gia”
  • Bảo đảm không bỏ sót đãi ngộ với cựu TNXP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi