Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập trung hỗ trợ các hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu

Chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QÐ-TTg ngày 25-11-2003, giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp các bộ, ngành triển khai.

Một cửa hàng bán sản phẩm may Nhà Bètại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia Việt Nam thông qua thương hiệu sản phẩm đồng thời bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

Chương trình hướng tới mục đích: Xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ phong phú, chất lượng cao; nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô. Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Ðổi mới, Sáng tạo - Năng lực lãnh đạo". Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Hình ảnh Việt Nam được cấu tạo từ nhiều yếu tố, trong đó có phần không nhỏ là hình ảnh của sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam hay được sản xuất bởi Việt Nam. Do đó, lựa chọn các thương hiệu sản phẩm tham gia chương trình THQG phải là các sản phẩm có vị thế dẫn đầu ngành và chia sẻ các giá trị mà chương trình THQG theo đuổi. Doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình sẽ trở thành đối tác của Chương trình và cùng với Nhà nước phát triển hình ảnh Việt Nam mới gắn kết với các giá trị.

Trong năm 2010, chương trình sẽ ưu tiên xây dựng Chiến lược THQG giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt. Do đó, nội dung hoạt động trong năm chủ yếu tập trung vào các hoạt động xây dựng lại thể chế, dự thảo các chiến lược và kế hoạch, lấy ý kiến các cơ quan (bộ, ngành, công chúng), học tập kinh nghiệm và hội thảo xin ý kiến để tổng hợp trình Chính phủ xem xét quyết định. Bên cạnh đó, Chương trình THQG năm 2010 sẽ thực hiện Chương trình quốc gia về hỗ trợ các hiệp hội xây dựng và phát triển thương hiệu. Trước mắt tập trung vào sáu ngành hàng chính là: thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và cà-phê.

Các hoạt động chính sẽ triển khai trong năm 2010 bao gồm: tư vấn và xây dựng mô hình phát triển thương hiệu sáu ngành hàng chính là: thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ và cà-phê.

Tổ chức các hội thảo về xây dựng thương hiệu trong thập kỷ 2010-2020; Hội thảo về mô hình xây dựng thương hiệu các ngành hàng trọng điểm của Việt Nam.

Ðiều tra thực trạng xây dựng thương hiệu trên cả nước, trong đó bao gồm mức độ nhận biết thương hiệu theo ngành hàng (đánh giá ảnh hưởng và hiệu quả của hình ảnh chương trình THQG đến cộng đồng). Phối hợp Bộ Ngoại giao điều tra thực trạng nhận thức về hình ảnh và THQG Việt Nam trên thế giới (tại những nước mà Việt Nam có cơ quan đại diện ngoại giao, quan hệ ngoại giao hoặc thương mại). Nghiên cứu và đề xuất Chiến lược THQG đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm triển khai chương trình THQG tại Anh. Quảng bá tuyên truyền cho chương trình THQG qua ấn phẩm đối ngoại. Tổ chức đoàn công tác tuyên truyền và quảng bá tại Triển lãm thế giới 2010 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Duy trì và phát triển trang thông tin điện tử cho chương trình và chuyên đề THQG trên các cơ quan truyền thông báo, đài.

Hướng tới Ngày Thương hiệu Việt Nam 20-4, Ban Thư ký chương trình đang triển khai chuẩn bị tổ chức một số sự kiện, hoạt động cụ thể như: Tổ chức lễ công bố các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình THQG năm 2010 và kỷ niệm hai năm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20-4-2010), dự kiến sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) vào ngày 19-4-2010 với thành phần tham dự là lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, Ðại sứ quán các nước, các doanh nghiệp và cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước. Bộ Công thương dự kiến sẽ tổ chức buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ và các doanh nghiệp có sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình để báo cáo với Thủ tướng về kết quả chương trình trong thời gian qua.

(Theo TÚ ANH // Báo Nhân dân)

  • Phải mua lúa với giá cao hơn ít nhất 30% giá thành sản xuất
  • Kỳ họp tới Quốc hội sẽ thông qua 12 luật
  • Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tiếp khách quốc tế
  • “Chính phủ đủ khả năng kiểm soát lạm phát”
  • Ý kiến thủ tướng: Không ký hợp đồng mới cho nước ngoài thuê đất trồng rừng
  • 15/3: Sẽ trình Chính phủ Dự thảo Luật Thủ đô
  • Trông vào các “đại gia”
  • Bảo đảm không bỏ sót đãi ngộ với cựu TNXP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi