Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy chế của Ban Chủ nhiệm Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 8/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 447/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng của BĐKH - Ảnh minh họa

Ban Chủ nhiệm được thành lập theo Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008  của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ nhiệm Chương trình. Ban Chủ nhiệm có nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo quốc gia Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trìnhnày.

Cơ quan thường trực của Ban Chủ nhiệm Chương trình là Văn phòng Chương trình, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, giúp Chủ nhiệm Chương trình tổng hợp, xử lý và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình.

Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về kết quả hoạt động của Chương trình; thừa ủy quyền Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia quản lý, điều hành hoạt động, hướng dẫn thực hiện Chương trình; điều phối các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến BĐKH,...

Ban Chủ nhiệm Chương trình họp định kỳ 6 tháng 1 lần để đánh giá kết quả hoạt động và kế hoạch chỉ đạo triển khai nhiệm vụ. Chủ nhiệm Chương trình quyết định việc mời Ban Tư vấn quốc tế về BĐKH tham dự các cuộc họp của Ban Chủ nhiệm.

Biến đổi khí hậu đang tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Hậu quả của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, độ ẩm trong không khí tăng, băng ở hai cực trái đất tan ra, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán... Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH.

Ở nước ta, những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH là nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải và năng lượng, dầu khí và kinh tế biển, thủy sản, sức khỏe cộng đồng... và hai khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH là đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển, lại có mật độ cư dân cao.

(Theo Phan Hiển // Tin Chính phủ // Quyết định số 447/QĐ-TTg)

  • Giảng viên ngành Nông nghiệp phải đi thực tế nông thôn
  • Bồi thường, hỗ trợ cho người dân tái định cư
  • Đầu tư phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn toàn diện và bền vững hơn
  • 165 triệu USD để giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc
  • Cho ý kiến chỉnh lý dự án Luật Ngân hàng
  • Kiện toàn Ủy ban ATGT quốc gia và cấp tỉnh
  • Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về an ninh hạt nhân
  • Việt Nam chia buồn sâu sắc với Ba Lan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi