Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ có lộ trình tổng thể hợp tác với châu Phi

Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện một lộ trình tổng thể thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển với Châu Phi trong giai đoạn 10 năm tới.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho rằng, cần có những hành động cụ thể và khả thi để nâng cao hiệu quả hợp tác Việt Nam - châu Phi - Ảnh: Chinhphu.vn

Hội thảo "Việt Nam - châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững” đã chính thức khép lại sáng 18/8 tại Hà Nội sau hai ngày làm việc.

Đề nghị Việt Nam tổ chức thường xuyên

Với ba chuyên đề về nông nghiệp, thương mại-công nghiệp-đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cùng với Diễn dàn Doanh nghiệp Việt Nam - châu Phi và Triển lãm hàng Việt Nam châu Phi, Hội thảo được các bạn châu Phi đánh giá là rất đúng lúc, có ích và đề nghị Việt Nam tổ chức thường xuyên để biến nó trở thành một cơ chế hợp tác giữa hai bên, Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng tổng kết tại lễ bế mạc.

Gần 400 đại biểu của 46 đoàn đã tham dự Hội thảo, vượt xa số lượng đại biểu tham dự Hội thảo lần 1, với hơn hơn 70 tham luận được trình bày.

Thứ trưởng cho biết, sau cuộc Hội thảo, hai bên sẽ phấn đấu đưa quan hệ ngoại giao tốt đẹp vào khuôn khổ ổn định lâu dài, tạo hành lang pháp lý thuân lợi cho hoạt động đầu tư, thương mại, đẩy mạnh quan hệ đối tác trong nông nghiệp, xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực như thăm dò khai thác dầu khí.

Thành công lớn nhất của hội thảo là ở chỗ Việt Nam đã tiếp tục triển khai quan hệ đối ngoại rộng mở, trong đó có các nước bạn truyền thống ở châu Phi. Các đại biểu đến Việt Nam, tận mắt chứng kiến những thành tựu của Việt Nam và đều bày tỏ mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hai bên.

Thay mặt những người bạn châu Phi, Bộ trưởng Ngoại giao Togo Ohin Ahlin Elliot khẳng định Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều các nước châu Phi và trong khuôn khổ Nam - Nam thì mối quan hệ hợp tác này là vô cùng có lợi.

Phù hợp với bối cảnh quốc tế

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Cheick Sidi Diarra  - Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Cheick Sidi Diarranhìn nhận cơ chế của diễn đàn này là rất phù hợp, cho phép củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và châu Phi, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc về tăng cường hợp tác quốc tế.

Chủ đề “Hợp tác cùng phát triển bền vững” của Hội thảo và các cuộc thảo luận khác nhau về nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, phục hồi kinh tế… đều rất đúng lúc và phù hợp với bối cảnh quốc tế hiện nay. Những chủ đề này cũng sẽ góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ mà LHQ và các nước đã đề ra, Phó Tổng thư ký LHQ nói.

Ông cũng đánh giá cao tính cởi mở, thẳng thắn trong các cuộc thảo luận, và quyết tâm của các bên trong việc cải thiện cơ chế hợp tác hiện có.

Trong bài phát biểu bế mạc, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định Việt Nam và các nước châu Phi đã đạt được nhận thức chung về triển vọng phát triển và hợp tác tươi sáng.

Nói về các giải pháp thúc đẩy quan hệ thực chất Việt Nam-châu Phi, Phó Thủ tướng cho rằng, nhận thức, ý tưởng, tầm nhìn và ý chí chính trị là điều quan trọng, song điều quan trọng hơn là cần có những hành động cụ thể và khả thi để nâng cao hiệu quả hợp tác và đưa những tiềm năng đó thành hiện thực.

Chính phủ Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện một lộ trình tổng thể thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng phát triển với Châu Phi trong giai đoạn 10 năm tới, Phó Thủ tướng cho biết. 

* Cũng trong sáng 18/8, Hiệp định khung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Togo và Seychelles, và Biên bản hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Burkina Faso và Benin đã được ký kết.

(Theo Hải Minh // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi