Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiếu xạ không thể biến thịt “bẩn” thành sạch

Ngày 14.7.2009, cục Thú y đã có văn bản quy định về việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm đông lạnh. Theo đó, những lô hàng ký hợp đồng sau ngày 14.7.2009, nếu bị phát hiện nhiễm khuẩn, vi sinh thì doanh nghiệp buộc phải chuyển mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc buộc tái xuất tuỳ theo mức độ vi phạm. Đây được xem là một động thái siết lại về mặt quản lý nhà nước sau một thời gian dài lỏng lẻo để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng. Thế nhưng, các doanh nghiệp nhập khẩu lại đang đề nghị được tiếp tục chiếu xạ thịt bẩn rồi đưa ra thị trường như trước đây

Nhập nhiều, nhiễm “bẩn” không ít

Việt Nam chính thức nhập khẩu thịt từ giữa năm 2006, số lượng thịt (gồm heo, bò, cừu, gia cầm và phụ phẩm) luôn tăng theo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Năm 2008, có tổng cộng 81.000 tấn thịt gà các loại đổ vào Việt Nam, trong đó có nhiều lúc cao điểm lượng thịt gà nhập về lên đến 10.000 tấn/tháng. Kế đến là thịt heo đông lạnh với tổng số lượng nhập gần 11.000 tấn, chân gà đông lạnh 3.656 tấn, thịt trâu đông lạnh 7.223 tấn. Thậm chí nhiều mặt hàng gần như là phế thải ở nước ngoài cũng được nhập về Việt Nam với số lượng lớn như gan heo đông lạnh 450 tấn, tim heo đông lạnh 760 tấn, chân bò đông lạnh 15 tấn, tim gà đông lạnh 70 tấn, bột thịt gà 97 tấn, phụ phẩm lợn đông lạnh 647 tấn, móng giò heo đông lạnh 196 tấn, da heo đông lạnh 219 tấn...

Lượng thịt nhập về các năm luôn tỷ lệ thuận với số doanh nghiệp nhảy vào kinh doanh mặt hàng này. Năm 2007 mới có 12 doanh nghiệp, thì năm 2008, số đơn vị đăng ký nhập khẩu là trên 50.

Nguồn thịt nhập khẩu mới đầu chỉ đến từ Mỹ, nhưng về sau, do cạnh tranh giá bán nên doanh nghiệp lùng sục từ nhiều nguồn cung cấp để có mức giá rẻ nhất như từ Brazil, Úc, Malaysia, thậm chí cả Trung Quốc. Thông thường, xuất xứ (C.O) thịt nhập từ những nước có nền công nghiệp hiện đại như Mỹ, Brazil hay Úc, nhà máy sản xuất thực phẩm đã đạt chứng chỉ HACCP (hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm), khi xuất đi có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (Health Certificate).

Không phủ nhận quy trình an toàn của các nhà máy sản xuất thịt từ phía nước ngoài, nhưng, không thể căn cứ vào đó để khẳng định những loại thực phẩm nhập về không nhiễm khuẩn, nhiễm vi sinh (bẩn). Thực tế, từ trước tới nay, doanh nghiệp vẫn săn lùng hàng rẻ, hàng cận đát để mua; quá trình xuất kho tại nhà máy ở các nước, đến khi hàng vận chuyển trên biển, bốc dỡ về kho dễ phát sinh mầm bệnh nếu không đảm bảo yêu cầu. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện khá nhiều trường hợp thịt “bẩn” của doanh nghiệp.

Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ lệ bị nhiễm “bẩn” không ít (khoảng 10%).

Phòng chứ không thể chữa... bẩn

Việt Nam là một trong 37 nước trên thế giới có quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ. Quyết định 3616/2004/QĐ-BYT của bộ Y tế ngày 14.10.2004 quy định bảy loại thực phẩm, trong đó có thịt gia súc, gia cầm, và sản phẩm từ gia súc, gia cầm ở dạng tươi sống hoặc đông lạnh được phép chiếu xạ. Tuy nhiên, mục đích chiếu xạ được ghi rất cụ thể là: “nhằm hạn chế vi sinh vật gây bệnh, kéo dài thời gian bảo quản, đồng thời kiểm soát động thực vật ký sinh”. Nghĩa là, chiếu xạ để kiểm soát mầm bệnh hoặc kéo dài thời gian bảo quản chứ không phải chiếu xạ để biến thịt “bẩn” thành thịt sạch như cục Thú y vẫn cho phép lâu nay.

Theo ý kiến của chuyên gia trong ngành thực phẩm, phương pháp chiếu xạ được các nước quy định rõ là phải thực hiện ngay từ nguồn. Và biện pháp này, chủ yếu nhằm phòng tránh tác nhân gây bệnh chứ không phải giải quyết hậu quả khi thực phẩm đã bị “bẩn”. Ông Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, cho biết, sở dĩ những quả thanh long phải thực hiện chiếu xạ trước khi xuất vào Mỹ (theo yêu cầu bắt buộc của Mỹ) là nhằm ngăn ngừa khả năng sinh sản của ruồi đục quả. Đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu cũng như vậy, một số nước yêu cầu Việt Nam phải thực hiện chiếu xạ trước khi xuất khẩu cũng nhằm triệt tiêu các vi sinh vật, khuẩn E.coli có khả năng phát sinh trong quá trình bảo quản sau này.

Như vậy, chiếu xạ thực phẩm sau khi đã nhiễm khuẩn, vi sinh dường như chỉ có ở Việt Nam, được cục Thú y áp dụng. Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, phó chủ tịch liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật, chủ tịch hội Hoá học TP.HCM cho rằng, việc chiếu xạ thịt nhiễm khuẩn, vi sinh có thể gây ra những phản ứng khác nếu liều lượng hấp thụ (kGy) vượt quá quy định. TCVN 7413:2004 về quy phạm thực hành chiếu xạ tốt đối với thịt gia súc, gia cầm đóng gói sẵn quy định liều hấp thụ tối thiểu khi chiếu xạ là 1kGy, tối đa là 7kGy. Nếu vượt quá, có thể làm mất mùi vị hoặc màu thịt, giảm chất lượng.

Ông Bùi Quang Anh, cục trưởng cục Thú y, trong một cuộc họp mới đây vẫn còn khẳng định do “quy định chưa rõ ràng”, nên cơ quan thú y cho xử lý thịt “bẩn” bằng phương pháp chiếu xạ để đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, sau đó ông thừa nhận bây giờ đã có nhiều kết luận khoa học khẳng định thực phẩm đã nhiễm khuẩn, vi sinh thì không thể phục hồi hoàn toàn chất lượng bằng chiếu xạ. Chính vì vậy nên mới đây, trong hai văn bản 1167 và 1168 (14.7.2009), cục Thú y quy định lại “phải chuyển đổi mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc buộc tái xuất” những lô thịt nhiễm vi sinh, nhiễm khuẩn chứ không được chiếu xạ như trước. Ông Anh cũng cho biết, cục Thú y sẽ đề nghị bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nghiên cứu để đưa quy định chiếu xạ ngay từ đầu nguồn vào quy định bắt buộc đối với thịt đông lạnh nhập khẩu.

(Theo Hoàng Bẩy/SGTT)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • TP.HCM: dứt hạn bà chằn, lại mưa ngập
  • Mưa dầm thấm lâu
  • Thực hiện cuộc vận động “Người việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Hàng nội và tư duy tiểu nông
  • Chất thải độc hại ngang nhiên qua “luồng xanh”
  • Cách mạng tháng Tám tạo tiền đề phát triển kinh tế
  • Bấp bênh xuất khẩu da giày
  • Bộ Xây dựng đề nghị ưu tiên vốn xây nhà cho sinh viên
  • Liên kết để tạo sức mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi