Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên kết để tạo sức mạnh

Mới đây, khi nghe các doanh nghiệp (DN) thuộc khối bán lẻ trong nước trình bày những khó khăn trong quá trình hội nhập, lãnh đạo Bộ Công thương đã thẳng thắn nhận xét rằng, trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó khăn đó, việc thiếu liên kết giữa các DN là nguyên nhân quan trọng.

Nếu không sớm tạo ra những liên kết thực sự trong cộng đồng DN ở bối cảnh hội nhập kinh tế sâu như hiện nay, thì DN ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn và nhận sự thua thiệt về mình. 

Lấy ví dụ từ câu chuyện thành lập Công ty VAD (sản phẩm của 4 DN trong nước là Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái Group), lãnh đạo Bộ Công thương nhận xét rằng, sự im hơi lặng tiếng của VAD trong suốt thời gian qua cho thấy, các DN trong nước chưa liên kết thực chất, nên không phát huy được sức mạnh của DN trước các đối thủ mạnh đến từ bên ngoài. 

Chuyện hình thức trong liên kết DN cũng được lãnh đạo Hội Siêu thị Hà Nội thừa nhận khi cho biết, rất ít chương trình hợp tác hiệu quả được thực hiện khi đoàn DN thuộc Hội đi khảo sát tại các tỉnh trong suốt thời gian qua. Ngay trong nội bộ của một tổng công ty thương mại nhà nước, các công ty thành viên vẫn còn hiện tượng không “nể” nhau, nghi kỵ, khiến sức mạnh đồng thuận của cả tổng công ty sụt giảm (điều này thậm chí còn được nêu trong báo cáo của tổng công ty). 

Hậu quả của tình trạng thiếu liên kết là rất lớn, song dễ nhìn thấy nhất là sức cạnh tranh của DN bị giảm sút. Đơn cử, nếu cùng nhập một mặt hàng về bán trong siêu thị của mình, thì các DN sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, do số lượng hàng lớn và không phải tổ chức nhân sự để làm riêng việc này. Nhưng bởi thiếu tin tưởng nhau, hoặc vì các nguyên nhân tế nhị khác, DN lớn hay nhỏ đều nhập hàng riêng lẻ, khiến giá thành đầu vào bị đẩy lên, giảm khả năng cạnh tranh.

Một ví dụ khác, tại một nước lân cận, việc DN lớn cho một DN nhỏ phần mềm quản lý siêu thị mà mình không dùng đến là chuyện bình thường. Điều này sẽ giúp DN nhỏ không phải bỏ tiền ra mua phần mềm, giảm được chi phí. Cũng tại nước này, các DN sản xuất thường được tổ chức thành vùng, có liên kết và phân công lao động rất chặt chẽ, nên đã giảm tối đa giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh được nâng lên. 

Còn ở trong nước, mỗi DN nằm ở một “góc”, liên kết rời rạc và hầu như phải đầu tư toàn bộ để sản xuất - kinh doanh sản phẩm, nếu không muốn nói tới tình trạng cạnh tranh, giữ chân nhau. Sự yếu kém trong liên kết đã được nói đến nhiều, song hậu quả của nó thì đã và đang bộc lộ trong quá trình hội nhập, nhất là trước sự xuất hiện của nhiều đối thủ lớn đến từ nước ngoài. Trong khi “kêu” với các cơ quan chức năng hỗ trợ những chính sách (dù là chính đáng), thì DN lại quên rằng, mình phải ngay lập tức tự cứu mình, ít nhất là thông qua tận dụng sức mạnh của những người “cùng hội, cùng thuyền”. 

Việc tạo ra các mối liên kết để tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh sẽ thể hiện tầm nhìn xa của DN trong bối cảnh hiện nay. Câu chuyện xảy ra vài năm trước với một DN ngành gỗ phải từ chối đơn đặt hàng số lượng lớn từ Nhật Bản, trong khi không biết tổ chức các DN khác ngay trong “làng nghề” để cùng cung ứng sản phẩm vẫn luôn được đưa ra làm ví dụ. Mỗi khi tham gia các hội thảo chuyên ngành về xuất khẩu và tìm kiếm thị trường, các chuyên gia đến từ nước ngoài thường bày tỏ sự ngạc nhiên trước hiện tượng này và đặt câu hỏi: “Sao các bạn không nghĩ sẽ liên doanh với những người sản xuất giống bạn, để vừa có thể bán được lượng hàng lớn theo yêu cầu của đối tác, vừa tránh phải cạnh tranh với nhau?”.

Câu hỏi này liệu có làm DN thấy “đau”? Hay nói như lãnh đạo Bộ Công thương, DN chỉ biết kêu cho được việc và điều đáng nói là những việc này là rời rạc, cụ thể, chứ không thể hiện một tầm nhìn.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Hiệu ứng sâu từ một hiệp định kinh tế
  • Sẵn sàng khai thác thị trường lớn
  • Chính sách phải theo sát thực tiễn
  • Tín hiệu lạc quan về “sức khoẻ” của nền kinh tế
  • DN trong nước bị “át vía”
  • Quyền lực của người tiêu dùng
  • Phát hiện hàng trăm thùng phuy nhập khẩu chứa chất thải nguy hại
  • Modern Hospital - Nơi kết hợp của Đông Tây y
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi