Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chất thải độc hại ngang nhiên qua “luồng xanh”

Cục cảnh sát môi trường (C36B - Bộ Công an) vừa phát hiện một vụ nhập lậu chất thải độc hại dưới hình thức tinh vi.

Sau nhiều ngày mật phục, đầu tuần qua, C36B phối hợp với Phòng cảnh sát môi trường tỉnh Bình Dương bất ngờ kiểm tra 2 xe container thuộc sở hữu của Công ty TNHH Đại Đông (trụ sở tại ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đang trên đường vận chuyển về kho của công ty này. 

Theo lệnh vận chuyển, đây là lô hàng nhập khẩu methanol từ Đài Loan để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ. Tuy nhiên, khi kiểm tra 168 thùng phuy của 2 xe container, cơ quan chức năng phát hiện thùng phuy không chứa methanol, mà là một loại chất lỏng màu đen kịt (chưa xác định được thành phần chính của số hoá chất này). Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện thêm 9 kiện hàng được xác định thuộc các loại hoá chất như sơn, dầu đã quá hạn sử dụng... Tổng trọng lượng lô hàng ước tính trên 30,2 tấn. 

Mở rộng kiểm tra tiếp tại kho của Công ty Đại Đông, Cục cảnh sát môi trường còn phát hiện thêm hơn 400 thùng phuy (200 - 1.000 lít/thùng) có chứa dung dịch đen có mùi hôi hắc. Ngoài ra, tại khu vực cổng ra vào còn có 36 thùng nhựa cũng chứa chất lỏng độc hại, trong đó đã có những thùng bị rò rỉ.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng xác định lô hàng 2 container trên là do bà Hà Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty Cao Thắng (trụ sở tại xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đứng ra nhập khẩu cho Công ty Sản xuất - Thương mại Đại Đông. Lô hàng bị bắt giữ này được Hải quan TP.HCM thông quan trong ngày 15/8.

Theo điều tra ban đầu, từ tháng 6/2009 đến nay, Công ty Cao Thắng được Hải quan TP.HCM ưu tiên phân luồng xanh (miễn kiểm tra hàng hóa nhập khẩu) và đã có rất nhiều lô hàng chất thải nguy hại ngụy trang dưới mác “nhập methanol” được chuyển về từ Cảng Cát Lái (quận 2, TP.HCM). Theo thống kê sơ bộ, đã có 14 container do Công ty Cao Thắng đứng ra nhập khẩu giúp Công ty Đại Đông được thông quan dễ dàng. 

Như vậy, trung bình mỗi tháng, có 3-4 container thông quan ở cảng Cát Lái, sau đó chuyển về Công ty Đại Đông để mang đi tiêu thụ trên thị trường. Đây là những lô hàng mà Công ty Đại Đông “đặt mua” từ Công ty Osiris Of Chang-chen Enterprise của Đài Loan. Sau đó, Công ty Cao Thắng đứng ra nhập khẩu và đưa hàng về Việt Nam bằng đường biển.

Theo lời khai của bà Hà Thị Ngọc Thúy, bà Thúy chỉ đứng tên danh nghĩa trên giấy tờ pháp lý và không biết gì về hoạt động kinh doanh của Công ty. Còn Giám đốc Công ty Cao Thắng khai rằng, người điều hành chính thức là ông Yu Sheng Liang, quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, ông Yu Sheng Liang vài tháng mới sang Việt Nam 1 lần. Bà Thúy được ông Yu Sheng Liang thuê và trả mỗi tháng 5 triệu đồng để đứng tên làm Giám đốc, còn sổ sách kế toán của Công ty cũng thuê dịch vụ bên ngoài với giá 1,5 triệu đồng/tháng.

Theo xác minh của cơ quan điều tra, ông Châu Phong Si (sinh năm 1969, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Đại Đông) chính là chồng của bà Thuý. Công ty TNHH Đại Đông được thành lập từ năm 2004, do chuyển nhượng từ một đơn vị khác, được phép nhập khẩu mặt hàng methanol.

Còn trụ sở Công ty Cao Thắng chỉ là một căn nhà cấp 4, nằm sâu trong hẻm ở ấp Tân Quý (Đông Hòa, Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Công ty này không bảng hiệu, không nhân viên và chỉ duy nhất bà Thúy là Giám đốc. Trụ sở Công ty Cao Thắng cũng là nơi ở của hai vợ chồng vị giám đốc này.

C36B cũng đã kiểm tra các hồ sơ chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty Cao Thắng. Lô hàng gần 600 thùng phuy từ 2 container và trong kho của Công ty Đại Đông vẫn đang bị phong tỏa. Các thùng phuy chứa nước đen này đã được cơ quan điều tra lấy mẫu mang đi kiểm nghiệm.

Từ vụ việc này cho thấy, việc ngành hải quan vẫn đưa danh mục hàng hóa là phế liệu nhập khẩu vào “luồng xanh” và nằm trong danh mục hàng hóa miễn kiểm vô hình trung tạo “kẽ hở” trong quản lý, khiến một số doanh nghiệp lợi dụng đưa phế liệu không bảo đảm tiêu chuẩn và các hàng hóa nguy hại khác vào Việt Nam một cách hợp pháp.

Sau hơn 2 năm tình trạng nhập lậu chất thải độc hại vào Việt Nam tạm lắng, thì vụ việc trên cho thấy sự tái phạm của một số doanh nghiệp đã và đang sử dụng các thủ đoạn tinh vi để nhập lậu chất thải, phế liệu vào Việt Nam.

 

(Theo Hữu Tuấn // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cách mạng tháng Tám tạo tiền đề phát triển kinh tế
  • Bấp bênh xuất khẩu da giày
  • Bộ Xây dựng đề nghị ưu tiên vốn xây nhà cho sinh viên
  • Liên kết để tạo sức mạnh
  • Hiệu ứng sâu từ một hiệp định kinh tế
  • Sẵn sàng khai thác thị trường lớn
  • Chính sách phải theo sát thực tiễn
  • Tín hiệu lạc quan về “sức khoẻ” của nền kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi