Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuộc đua đường dài

Một doanh nhân có tiếng ở đất Bắc từ thập niên 1980 đưa ra triết lý đèn vàng. Nghĩa là phải chớp thời cơ để đi trước, bởi đợi đèn xanh thì xuất phát ngang nhau. Không may, ông phải hai lần vào tù vì cách đi lúc đèn mới vàng như vậy.

Dĩ nhiên, cơ hội trong kinh doanh là điều rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là cách nắm lấy cơ hội như thế nào. Trong suy nghĩ đi theo đèn vàng của người kinh doanh, việc nắm lấy cơ hội theo cách đó có vẻ như phù hợp với cuộc đua cự ly ngắn. Với các cuộc đua đường trường, xuất phát nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào cách phân phối sức và thể trạng của người chạy.

Ở giấc mơ công nghiệp điện tử Việt Nam không thành, ngoài nguyên do sai lầm về chiến lược, không chỉ có doanh nghiệp nước ngoài tận dụng hàng rào bảo hộ thuế để làm giàu hợp pháp, mà doanh nghiệp trong nước cũng là vận động viên chạy đường ngắn. Không lấy làm lạ khi hầu hết doanh nghiệp sản xuất xây dựng mô hình kinh doanh dựa trên bài toán thương mại. Kết quả là hàng trong nước có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp. Đã vậy, các toan tính kinh doanh đều là ngắn hạn, mang tính thời vụ. VTB làm hàng điện tử, nhảy sang lắp ráp máy tính.

Thế nên, sự thắng thế của hàng điện tử Việt Nam chỉ mang tính giai đoạn. Khi hàng rào quan thuế bị dỡ bỏ theo các cam kết hội nhập khu vực và quốc tế, hàng điện tử trong nước lâm cảnh chợ chiều. Khi mảng máy tính hết ăn bởi các doanh nghiệp máy tính mạnh của nước ngoài như HP, Dell đưa máy bộ giá rẻ vào Việt Nam, thì VTB chuyển sang điện gia dụng. Với cách xoay trở nay lắp ráp cái này, kia lắp cái khác như vậy, năng lực cốt lõi của một đơn vị sản xuất điện tử khó lòng được nâng cao, cũng như khó lấn sang các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị.

Câu chuyện của VTB không phải là cá biệt. Có thể thấy doanh nghiệp làm bánh đi làm địa ốc. Doanh nghiệp máy tính đi làm ngân hàng. Dẫu chiến lược nhắm tới người dùng điện tử của một doanh nghiệp kinh doanh máy tính và phần mềm có sức thuyết phục, giới phân tích vẫn phải nghi ngờ về khả năng thực hiện khi họ “ôm đồm” từ chứng khoán, ngân hàng, tới sản xuất máy tính hay mới đây là sản xuất điện thoại. Làng công nghệ thông tin thế giới không thiếu các anh tài như Microsoft, IBM, Google. Các “đại gia” công nghệ này dù hoạt động ở các nước phát triển vẫn chăm chút cho mảng miếng kinh doanh dựa trên nền năng lực lõi đã được hoạch định sẵn.

Nếu không xác định và chuẩn bị tâm thế cho một cuộc đua đường dài, để xây dựng chiến lược thích hợp, sức cạnh tranh cho hàng nội vẫn là câu chuyện sẽ còn bàn cãi trong tương lai.

( Theo Quốc Khánh // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cơ quan chức năng: chưa biết thịt bẩn đi về đâu!
  • Giá tiêu dùng tháng 7: Tăng chậm lại so với tháng 6
  • Thành công đã có, khó khăn còn nhiều
  • Thủ tục là rào cản lớn nhất
  • Trứng gia cầm mắc, vì sao?
  • Từ Vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn của Cty TNHH thể thao Hải Yến: Không chỉ phạt tiền là đủ
  • Đăng ký 110 dự án nhà ở công nhân
  • E dè với thịt ngoại nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi