Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đang lấy lại phong độ

Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn thành phố lao đao trước nguy cơ phá sản, hàng chục vạn lao động vốn gắn bó với các nghề thủ công truyền thống rơi vào cảnh mất việc làm, khiến đời sống nhiều hộ vùng nông thôn gặp khó khăn. Đến nay, nhiều làng nghề đã có sự hồi sinh trở lại đang rất cần sự trợ giúp để lấy lại phong độ

 Những dấu hiệu phục hồi

 Trong những ngày đầu tháng 9, có mặt tại làng nghề La Phù (Hoài Đức) chúng tôi bắt gặp một không khí sản xuất khẩn trương và sôi động khác với thời điểm đầu năm. Ngay từ đầu làng, hàng chục xe chuyển vật liệu sản xuất vào làng nghề và thu gom tập kết hàng đến nơi tiêu thụ tấp nập vào ra. Trong làng, không còn bóng dáng những lao động "ngồi chơi" chờ việc bởi các công ty, cơ sở sản xuất đã bố trí đủ việc làm cho hầu hết lao động. Ông Tạ Công Thanh, Chủ tịch UBND xã La Phù cho biết, làng nghề hiện đang sản xuất chủ yếu 2 nhóm mặt hàng là dệt kim xuất khẩu và bánh kẹo. Cách đây khoảng 3 tháng trở về trước, La Phù gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản bởi hàng hóa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, nhưng chỉ trong vòng 3 tháng lại đây, không khí sản xuất tại làng nghề đã và đang hồi sinh. Đối với nghề sản xuất bánh kẹo, việc khôi phục sản xuất đến sớm hơn. Từ đầu năm đến nay, đã có 20 dây chuyền sản xuất bánh kẹo được nhập về địa phương trị giá mỗi dây chuyền từ 700 triệu đến 3,4 tỷ đồng. Riêng đối với hàng dệt kim, từ tháng 7 trở lại đây, các cơ sở doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng từ phía các đối tác nước ngoài. Hiện nay, làng nghề có 105 công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trong đó có trên 50 công ty chuyên làm hàng xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Ba Lan. Làng nghề hoạt động sôi động trở lại đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho 20 nghìn lao động và nhiều lao động vệ tinh ở các xã lân cận.

 Cùng với La Phù, nhiều làng nghề khác trên địa bàn thành phố thời gian gần đây cũng có dấu hiệu hồi phục trở lại. Anh Tạ Xuân Hinh, chủ doanh nghiệp mây giang đan xuất khẩu ở xã Tam Đồng, huyện Mê Linh cho biết, gần 2 năm qua sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ. Tuy nhiên, từ tháng 7 trở lại đây, doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng. Với lượng hợp đồng nhiều và ổn định, doanh nghiệp đang tập trung thu hút vào đào tạo lại tay nghề cho lao động để kịp thời vụ sản xuất. Hiện tại, cơ sở sản xuất của anh tạo việc làm cho 400-500 lao động thường xuyên, mỗi năm xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật Bản hàng triệu sản phẩm, doanh thu 3,8 đến 4 tỷ đồng.

 Thiếu vốn và lao động tay nghề cao

 Mặc dù nhiều làng nghề đã có những dấu hiệu hồi sinh nhưng theo  chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất ở đây thì những khó khăn còn nhiều. Mặc dù những đơn hàng xuất khẩu đã được ký kết trở lại nhưng theo anh Hinh - chủ doanh nghiệp mây giang đan xã Tam Đồng thì do một thời gian dài doanh nghiệp phải sản xuất "cầm chừng" vì ảnh hưởng của khủng hoảng, lượng công nhân không có việc làm đã phải bỏ nghề đi tìm việc khác nên nay nhận được hợp đồng mới thì lại xảy ra cảnh "thừa việc thiếu lao động". Mặt khác, do lao động nghỉ lâu nên việc đào tạo lại tay nghề để nhanh chóng bắt tay vào sản xuất cũng rất quan trọng. Do mới thoát ra khỏi khó khăn sau khủng hoảng nên doanh nghiệp rất cần nhận được sự giúp đỡ của các ngành chức năng trong công tác đào tạo nghề cho người lao động. Tại làng nghề La Phù, khó khăn lớn nhất hiện vẫn là vốn phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất. Theo ông Tạ Công Thanh, hiện số hộ được hưởng ưu đãi từ gói kích cầu của Chính phủ mới có rất ít, nhiều hộ dân mong muốn chính sách kích cầu của Chính phủ cần phải được tháo gỡ sớm về thủ tục, đồng thời có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề về thuế thu nhập doanh nghiệp và hoàn thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu...

  Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, để vượt qua khó khăn, trước hết các làng nghề phải chủ động "cứu" mình chứ không chỉ trông chờ vào các cơ quan khác. Các hộ sản xuất trong mỗi làng nghề cần ngồi lại với nhau, chia sẻ bí quyết, kỹ năng sản xuất để hỗ trợ nhau thành đạt. Đồng thời phải cải tạo mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Các làng nghề phải chủ động tiếp cận và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất để đạt năng suất lao động cao. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có cơ chế vay vốn thông thoáng hơn cho các hộ sản xuất và có sự hỗ trợ trong quy hoạch phân vùng nguyên liệu, tạo mối liên kết gắn bó giữa vùng nguyên liệu và làng nghề...

 Bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, để hỗ trợ các làng nghề, mới đây UBND thành phố đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố như hỗ trợ về mặt bằng sản xuất; đầu tư xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu làng nghề… Hy vọng với những hỗ trợ kịp thời, làng nghề Hà Nội sẽ được tiếp sức để vươn lên sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao.

(Theo Nguyễn Mai // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
  • Lại bỏ quên “thượng đế” nội
  • 160 triệu USD bổ sung cho dự án nâng cấp đô thị
  • Cúm A/H1N1: Làm chệch hướng phục hồi kinh tế?
  • Đường ngoại “phá hoại” đường nội
  • Hàng loạt bánh trung thu “quên” ghi hạn sử dụng
  • SOS dịch vụ “thuê... chồng”
  • Sự bình thường xa xỉ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi