Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lại bỏ quên “thượng đế” nội

Đến thời điểm này, chưa có thống kê cụ thể số điểm buôn bán, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, đây là loại hàng có mặt từ siêu thị đến chợ nhỏ, chợ to. Các chợ hải sản được nhiều người lựa chọn là Sầm Sơn (dốc Bác Cổ), chợ Thành Công, chợ đầu mối phía Nam (đường Nguyễn Tam Trinh), chợ 19-12 trước đây... Hầu hết chợ xanh, thậm chí cả chợ cóc đều bày bán hải sản, với đủ các mặt hàng: cua, mực, tôm...

 Thông thường, hải sản được vận chuyển bằng xe tải lạnh, khi hàng về chợ, tiểu thương sẽ phân loại, thay mới nước đá, sau đó đựng vào khay, bày lên kệ để bán.

 Tại thành phố Hồ Chí Minh, hải sản cũng được vận chuyển, bày bán tương tự. Báo cáo của cơ quan chức năng cho thấy, công tác giám sát chất lượng hải sản tại thành phố đông dân nhất cả nước là... mới chỉ làm bằng cảm quan, như kiểm tra xem hàng về chợ còn tươi không, ô vựa bảo quản, chứa đựng có đúng quy cách hay không. Việc lấy mẫu xét nghiệm chất lượng chỉ được thực hiện định kỳ, khoảng... hai tháng một lần. Trong nhiều đợt kiểm tra của cơ quan chức năng, mặc dù chỉ tiêu các chất bảo quản như urea, kháng sinh, hàn the đều dưới ngưỡng cho phép nhưng tỷ lệ nhiễm vi sinh, nhiễm khuẩn nhiều mẫu... lại quá cao, đặc biệt có mẫu cá ngừ tại một ô vựa chứa chất histamine (gây rối loạn tiêu hóa) lên đến 700mg/kg, gấp hơn 7 lần tiêu chuẩn cho phép.

 Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chỉ là hai ví dụ tiêu biểu cho tình trạng chung của các địa phương khác trong cả nước.

 Nếu như thủy, hải sản Việt Nam xuất khẩu phải chịu nhiều quy định ngặt nghèo về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm thì hải sản trong nước nói chung dường như không bị ràng buộc bởi bất cứ khâu kiểm tra chất lượng nào, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong khi đó, tình trạng sử dụng chloramphenicol, một chất độc gây ung thư để ướp cá thay cho nước đá vẫn tồn tại vì để bảo quản 25-30 tấn hải sản trong thời gian một tháng đi biển, cần 1.200-1.500 cây đá, tốn 12-15 triệu đồng, nhưng nếu thay bằng urea, hàn the hay chloramphenicol thì chi phí thấp hơn nhiều (chẳng hạn, 100g chloramphenicol có thể thay cho một tấn nước đá để ướp hải sản).

 

Thực trạng "thượng đế" nội, vốn hay bị thờ ơ, lại bị bỏ quên ở mặt hàng hải sản trên thị trường nội địa, bao giờ mới được thay đổi?

(Theo Việt Nhân // Hanoimoi Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • 95% hàng hóa ở Metro sản xuất tại Việt Nam
  • Đang lấy lại phong độ
  • 160 triệu USD bổ sung cho dự án nâng cấp đô thị
  • Cúm A/H1N1: Làm chệch hướng phục hồi kinh tế?
  • Đường ngoại “phá hoại” đường nội
  • Hàng loạt bánh trung thu “quên” ghi hạn sử dụng
  • SOS dịch vụ “thuê... chồng”
  • Sự bình thường xa xỉ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi