Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để quy hoạch điện đỡ "rối"

Mặc dù thiếu điện nhưng phải khẳng định việc loại bỏ các dự án điện thiếu khả thi là rất cần thiết

Có thể nói, việc mới đây Bộ Công Thương đề nghị loại bỏ 38 dự án thủy điện đã phê duyệt quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh điện sinh hoạt và sản xuất đang thiếu trầm trọng thoạt nghe có vẻ như không hợp lý. Thế nhưng, trước thực trạng các dự án điện đang "bội thực" và tình trạng các dự án điện bị chậm trễ kéo dài, thậm chí việc quy hoạch điện cũng đang bị đánh giá là không sát với thực tế thì việc loại bỏ này lại được xem là một động thái tích cực và được dư luận đánh giá rất cao.

Thời gian qua, đã có nhiều bài báo nói về thực trạng chậm trễ của các dự án điện, đặc biệt con số 100% các dự án nhiệt điện đang bị chậm tiễn độ cho thấy công tác thực hiện các dự án điện đang còn nhiều bất cập. Báo cáo của Bộ Công thương mới đây cho biết trong tổng số 35 dự án nguồn điện đang thi công chỉ có năm dự án đang bám theo tiến độ, còn lại đều bị chậm từ 2 - 6 tháng. Không riêng các dự án của EVN, nhiều dự án do các tập đoàn khác thực hiện cũng đều chậm so với tiến độ. Việc chậm trễ này không phải bây giờ mới được nhắc đến mà từ nhiều năm nay trong các cuộc họp, các hội thảo về điện các chuyên gia đã cảnh báo nhiều nhưng chúng ta vẫn thiếu các biện pháp khắc phục. Việc chậm trễ này kéo theo nhiều hệ luỵ, chậm các dự án điện không chỉ ảnh hưởng tới việc cung ứng nguồn điện quốc gia mà quan trọng hơn, nó ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế - xã hội. Và chắc chắn nó sẽ kéo theo sự ì ạch của nền kinh tế !

Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng trong năm nay, dự kiến tổng công suất các nguồn điện đưa vào vận hành chỉ đạt 2.612 MW, thấp hơn 723 MW so với tổng công suất cần có 3.335 MW.

Mặc dù thiếu điện như vậy nhưng phải khẳng định việc loại bỏ các dự án điện thiếu khả thi là rất cần thiết. Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, đánh giá quy hoạch các dự án thủy điện tại 9 tỉnh trọng điểm khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cộng với báo cáo của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy nhiều nguy hại trong đầu tư các dự án thủy điện. Thậm chí, có trường hợp lợi dụng dự án thủy điện để phá rừng, huỷ hoại môi trường…

Báo cáo này đã chỉ rõ, hiện có 393 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 7.381 MW. Qua báo cáo của UBND các tỉnh và kiểm tra thực tế tại 9 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Báo cáo cho thấy, 9 tỉnh này hiện có 393 dự án thủy điện với tổng công suất lắp máy khoảng 7.381 MW. Tại Đắk Lắk, đoàn kiểm tra xác định 79 vị trí tiềm năng thủy điện với tổng công suất lắp máy 144,5 MW để nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch và cho phép đầu tư xây dựng. Đến nay, có 52 dự án (khoảng 2.623 MW) đã phát điện; 74 dự án (khoảng 2.406 MW) đang xây dựng, dự kiến đến 2013 sẽ hoàn thành; 226 dự án (khoảng 2.275 MW) đang nghiên cứu đầu tư; 12 dự án tiềm năng (220,45 MW) nhưng chưa có nhà đầu tư quan tâm.

Trước thực trạng đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu các đơn vị có liên quan tiếp tục nghiên cứu giãn hợp lý việc khởi công xây dựng các dự án phù hợp với tiến độ đầu tư hệ thống truyền tải điện. Đối với các dự án chưa được xem xét trong quy hoạch đấu nối điện, đề nghị chỉ khởi công xây dựng từ năm 2013 (sau khi quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư); các dự án hiện chưa có nhà đầu tư quan tâm, đề nghị xem xét kỹ hiệu quả của dự án để cho phép đầu tư từ sau năm 2015. Ngành điện VN đang phát triển theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (tổng sơ đồ VI) nhưng quy hoạch này lại đang bị đánh giá là "Không sát với tình hình thực tế" và việc tuân thủ quy hoạch không nghiêm. Trong khi đó, tổng sơ đồ phát triển điện VII (giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến triển vọng 2030) cũng đang được Viện Năng lượng lập.

Trong hoàn cảnh đó, việc loại bỏ các dự án điện thiếu khả thi, chấn chỉnh lại việc cấp phép và thực hiện các dự án điện là điều cần thiết và chắc chắn nó sẽ làm cho quy hoạch của ngành điện  đỡ "rối".

(Theo Quốc Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Từ ngày 1-5, điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 730 nghìn đồng/tháng
  • Dịch lợn tai xanh: Khẩn cấp ngăn chặn
  • Hầm Thủ Thiêm: Có hiện tượng thấm cục bộ
  • Giải cứu cầu Sài Gòn thất bại
  • Nhà máy alumin Tân Rai sẽ thử tải vào tháng 11
  • Hãng tin Mỹ AP: Người dân Việt Nam lạc quan về tương lai
  • Bệnh viện quá tải, bệnh nặng thêm vì nắng nóng
  • Tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải: Hướng phát triển bền vững
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi