Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh viện quá tải, bệnh nặng thêm vì nắng nóng

Trưa 26.4, nhiệt độ có lúc lên đến 37 – 38oC , trên lầu 3 khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, bệnh nhân phải chen chúc nhau nằm từ trong phòng ra đến hành lang. Cả khoa có tất cả 22 phòng, mỗi phòng nhét mười giường, một giường hai bệnh nhân nằm chung.


Bệnh nhânnằm kín hành lang khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy

Không đủ chỗ nằm, bệnh nhân nằm tràn ra ngoài hè, giường bệnh xếp kín cả hai bên hành lang chỉ chừa một lối nhỏ để đi. Khoảng 40 – 50 giường bệnh nằm la liệt ngoài hành lang, bệnh nhân băng bó, rên la vì đau đớn. Nóng quá, nhiều bệnh nhân chịu không nổi phải bỏ giường xuống nền nằm chiếu. Dưới gầm giường bệnh ở hành lang, xô chậu, bô, quần áo, mùng mền, đồ đựng thức ăn kín mít.

Hành lang của bệnh viện chỉ được che nắng bằng những tấm rèm mỏng, ánh nắng chiều chiếu vào làm mồ hôi bệnh nhân rơi lã chã. Thỉnh thoảng bệnh nhân lại trở mình, chìa cái lưng ướt đẫm mồ hôi để người nuôi bệnh cầm quạt giấy phe phẩy cho hạ nhiệt. Đã băng bó kín đầu, dây truyền nước biển cắm ở tay nhưng bệnh nhân Nguyễn Quốc Hưng vẫn nhăn nhó, rên la “nóng quá!”. Giường đối diện ông Hưng, bé Hiền 15 tuổi bị chấn thương thắt lưng, nhờ mẹ gãi lưng và quạt phe phẩy cho đỡ nóng. Đầu hành lang bên kia, cô gái bị chấn thương sọ não do tai nạn xe máy liên tục la hét.

Bà Nguyễn Thu Minh, người nuôi bệnh ở lầu 4, khoa ngoại B, cho biết cả tầng 4 chỉ có hai phòng tắm giặt, hai nhà vệ sinh chung của cả người bệnh và người nuôi bệnh nên mọi người xếp hàng chờ nhau lâu lắm. Bệnh nhân truyền hoá chất, thuốc men, trong người đã nóng, mấy ngày nay thời tiết còn nóng nực nên ăn ít, lại hay bị táo bón, đi vệ sinh rất lâu. Nhiều bệnh nhân chờ lâu không đủ sức nên phải đi vệ sinh vào bô ngay ở dưới giường bệnh, “tra tấn” cả phòng. Nhà vệ sinh bốc mùi hôi cả ngày, nhân viên dọn vệ sinh dọn không xuể.

Bà Võ Thị Hoa, ngụ ở quận 10, nuôi bệnh ở đây, cho biết đêm xuống thân nhân không có chỗ nằm ngủ nên phải tìm khoảng trống mà ngồi ngủ gục, người nào xí được chỗ nho nhỏ thì phải “cong như con tôm” mà ngủ. Bà Nguyễn Thị Tươi, người nuôi bệnh thuê ở bệnh viện Chợ Rẫy, không chờ được nhà vệ sinh nên được gia đình người bệnh cho tiền ra ngoài để tắm và giặt một bộ đồ hết 8.000 đồng.

Tại bệnh viện Ung Bướu, bà La Thị Lan, ngụ ở Củ Chi, nuôi mẹ ở lầu 4 nói: “Ở đây quá tải ghê lắm. Trời nắng nóng, người đông, mùi mồ hôi, hơi người khiếp lắm. Ngày nào tôi cũng phải tranh thủ tắm sớm, hoặc nếu bận chăm sóc người nhà thì phải chờ đến nửa đêm.

Tại bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, mấy cô hộ lý phải lo dọn dẹp thùng rác cả ngày vì sợ để lâu sẽ có mùi thức ăn thừa ôi thiu, vi khuẩn nhanh phát tán.

(bài và ảnh: Hoàng Nhung  // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải: Hướng phát triển bền vững
  • Kỷ vật một thời - báu vật muôn đời
  • Nguy cơ cháy rừng cao tại 8 tỉnh
  • Có những giờ phút ấy...
  • Khúc khải hoàn còn mãi với thời gian
  • Miễn thuế nhập khẩu máy thu trực canh cấp cho ngư dân
  • Người thương binh liệt 20 năm tập đi
  • Mười cô gái Lam Hạ: Mãi mãi tuổi đôi mươi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi