Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải: Hướng phát triển bền vững

Trong Ngày hội Tái chế chất thải TPHCM lần 3, vừa được tổ chức tuần qua, ông Bùi Cách Tuyến, Tổng Cục trưởng Tổng cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, theo tính toán của các nhà khoa học, nếu con người không thay đổi mạnh mẽ cách khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì chỉ vài chục năm nữa, phải có đến 4 - 5 trái đất mới, mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu của con người. Tất nhiên, điều này không thể. Do đó, theo ông Bùi Cách Tuyến, chỉ có một cách để phát triển bền vững: tiết giảm sử dụng nguyên liệu, tái sử dụng nguyên liệu trong điều kiện có thể và tái chế chất thải.

Thực tế bất cập

Theo Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải TPHCM, những điều ông Bùi Cách Tuyến nói cũng là những nội dung mà TPHCM đã và đang triển khai thực hiện. Là một thành phố “đất chật, người đông”, tài nguyên thiên nhiên không phong phú như nhiều tỉnh thành khác, TPHCM hiểu rõ hơn ai hết ý nghĩa, hiệu quả của việc tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải trong việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trên thực tế từ nhận thức đến hành động còn có những khoảng cách. Hoạt động tái chế - đáng lẽ phải là một hoạt động bảo vệ môi trường thì hiện nay đang là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho thành phố. Hầu hết các cơ sở tái chế của TPHCM chỉ có vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng/cơ sở nên hoạt động rất manh mún, thiếu rất nhiều thiết bị thiết yếu nhằm kiểm soát và xử lý các chất thải trong quá trình sản xuất.

Theo tiến sĩ Lê Văn Khoa, điều đáng lo ngại, công tác kiểm tra, giám sát của ngành chức năng đối với các hoạt động này còn chưa bao quát. Đa phần các vụ sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở này đều do người dân phát hiện và báo cáo với chính quyền địa phương.

Các nhà máy tái chế với quy mô lớn của thành phố vẫn chưa đi vào hoạt động. Nhiều dự án tái chế rác thành phân compost còn trong quá trình đầu tư xây dựng. Ngay như việc phân loại rác từ nguồn - tạo cơ sở cho việc tái chế rác thải cũng chưa được triển khai mạnh mẽ. Việc tiết giảm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Cuối năm 2009 Sở Tài nguyên - Môi trường đã đệ trình phương án giảm thiểu sử dụng túi ni lông nhưng đến nay vẫn chưa được các ban ngành liên quan thống nhất. Trong khi đó, việc sản xuất túi ni lông nói chung đã và đang làm cho chúng ta tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu hóa thạch. Túi ni lông không những khó phân hủy mà khi lẫn vào đất sẽ hủy hoại đất, làm tổn hại đến cây trồng.

Việc giảm thiểu sử dụng xe gắn máy cá nhân và sử dụng xe gắn máy cá nhân một cách “thông minh”, tiết kiệm năng lượng cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Theo thống kê, hầu hết người dân TPHCM đều đi xe gắn máy… một mình. Điều này có nghĩa là mỗi người đi một xe mà chưa quan tâm đến việc đi cùng nhau để tiết kiệm năng lượng. Người dân TPHCM cũng thích đi xe phân khối lớn (vốn tiêu hao nhiều nhiên liệu) trong khi vận tốc di chuyển trong khu vực nội thành ngày càng chậm đi.

Biến nhận thức thành hành động

Theo tiến sĩ Lê Văn Khoa, ở một số nước tiên tiến, việc tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế chất thải đã trở thành luật, bắt buộc mọi người dân, mọi tổ chức phải chấp hành. Ở Nhật, trong một số lĩnh vực, các doanh nghiệp sản xuất đều phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng hay bao bì của sản phẩm đã qua sử dụng để tái chế. Nhà nước sẽ xử lý nghiêm các hành vi cố tình không chấp hành quy định này.

Việt Nam cũng không nên là ngoại lệ. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về xử lý chất thải rắn trong đó có đề cập khá nhiều đến hoạt động tái chế. Đây là cơ sở pháp lý để TPHCM chủ động xây dựng và triển khai nhiều quy định về tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế chất thải. Nhất là khi TPHCM đã có không ít doanh nghiệp mong muốn đầu tư cho hoạt động tái chế để phục vụ cho chính hoạt động của mình.

Tiến sĩ Lê Văn Khoa kể, cách đây chưa lâu, khi nguyên liệu nhựa khan hiếm, giá thành cao, nhiều doanh nghiệp ngành nhựa đã muốn đầu tư tái chế đồ nhựa đã qua sử dụng để làm ra nguyên liệu mới nhưng không tìm được nơi xây dựng nhà máy thích hợp. Không ít doanh nghiệp khác muốn thu gom bình ắc quy để lấy chì song cũng đang gặp khó khăn về vốn và địa điểm xây dựng nhà máy. Như vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là động thái hỗ trợ của các ban, ngành liên quan.

(Theo SGGP online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Kỷ vật một thời - báu vật muôn đời
  • Nguy cơ cháy rừng cao tại 8 tỉnh
  • Có những giờ phút ấy...
  • Khúc khải hoàn còn mãi với thời gian
  • Miễn thuế nhập khẩu máy thu trực canh cấp cho ngư dân
  • Người thương binh liệt 20 năm tập đi
  • Mười cô gái Lam Hạ: Mãi mãi tuổi đôi mươi
  • Kinh tế khó khăn, vợ chồng "thắt chặt" sinh đẻ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi