Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đổi mạng giữ số” thuê bao di động: Thời điểm nào thích hợp?

picture
Sắp tới các thuê bao di động có thể sử dụng số của mạng này được đăng ký chuyển sang sử dụng dịch vụ của mạng khác.

Thuê bao di động có thể được đổi mạng, chuyển sang sử dụng các dịch vụ của mạng khác nhưng vẫn được giữ số cũ.

Đây là điểm đáng chú ý của qui định “đổi mạng giữ số” trong lĩnh vực viễn thông di động đang được Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo và lấy ý kiến, dự định sẽ ban hành trong năm 2011.

Với qui định trên, mỗi thuê bao của một nhà mạng nếu không muốn sử dụng dịch vụ như gọi, nhắn tin hay các dịch vụ khác của mạng đó thì có thể đăng ký để chuyển sang sử dụng các dịch vụ của các mạng khác mà vẫn được giữ nguyên số của nhà mạng cũ, tức có thể được sử dụng số cũ để đăng ký sử dụng dịch vụ của các mạng mới.

Khi chuyển sang sử dụng dịch vụ của mạng mới, các thuê bao chuyển mạng giữ số này sẽ trả chi phí dịch vụ cho mạng đăng ký mới.

Theo ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ở rất nhiều nước trên thế giới đều áp dụng chính sách chuyển mạng giữ số khi số thuê bao di động phát triển đến ngưỡng nhất định.

Trong khi đó, thị trường viễn thông di động của Việt Nam thời gian qua được nhiều chuyên gia đánh giá là sắp cán ngưỡng bão hòa khi số thuê bao được công bố đã vượt quá số nhân khẩu.

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đến hết tháng 3/2010, Việt Nam đã có 117,9 triệu thuê bao di động. Như vậy, trung bình một người dân Việt Nam sở hữu 1,4 số thuê bao di động.

Ông Thắng cho rằng, mật độ thuê bao di động của Việt Nam cũng đã đạt được mức nhất định và cũng cần thiết phải áp dụng chính sách đổi mạng giữ số.

Hơn nữa, việc đổi mạng giữ số sẽ tạo điều kiện để người tiêu dùng được sử dụng những chất lượng dịch vụ cao nhất. Vì trước đây và thời điểm hiện tại, khách hàng thường sử dụng một số thuê bao di động cố định, do số thuê bao cũ có thể là của mạng lớn, số đẹp, là số liên lạc thường xuyên… nên đã ngại đổi sang số thuê bao của nhà mạng khác, dù chất lượng dịch vụ của nhà mạng cũ không phải là tốt nhất.

Chính vì thế, khi qui định này ra đời, nếu chất lượng dịch vụ của nhà mạng nào không tốt, không đảm bảo thực sự nhu cầu cho người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được tự do chuyển sang những nhà mạng khác có chất lượng dịch vụ tốt hơn mà không sợ mất số.

Điều này sẽ dẫn đến, các nhà mạng sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt và không ngừng nỗ lực, đầu tư để tạo ra những chất lượng dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng để giữ chân họ.

Khi Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ soạn thảo và ban hành qui định này thì, một số doanh nghiệp lớn chiếm thị phần chi phối cho rằng, hiện tại vẫn chưa đến thời điểm để áp dụng quy định đổi mạng giữ số, cũng như sẽ có nhiều khó khăn về quản lý, công nghệ, kỹ thuật khi triển khai qui định này.

Tuy nhiên, với những mạng nhỏ, với thị phần thuê bao thấp thì qui định này có thể là… niềm vui. Vì khi đó các mạng nhỏ sẽ không sợ mất và cạn kiệt thị phần thuê bao, mà chỉ cần tạo ra những chất lượng dịch vụ tốt nhất thì hoàn toàn có thể thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ của mình bằng chính thuê bao của các nhà mạng khác.

Lâu nay, nhiều thuê bao trả sau, kể cả của các nhà mạng lớn thường than phiền là ít được quan tâm. Tuy nhiên, Theo ông Nguyễn Xuân Quân, Phó tổng giám đốc Vietnamobile, nếu áp dụng chính sách này thì sẽ chẳng ai phải kêu gọi nhà mạng cần quan tâm đến khách hàng trả sau, vì tự thị trường sẽ phải vận động và doanh nghiệp cũng sẽ phải vận động để thích ứng với thị trường, nếu không sẽ bị đào thải.

(Theo Vneconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sẵn sàng cho Ngày hội lớn trên Đất Tổ Hùng Vương
  • Đà tăng trưởng đã có
  • “Nuôi dưỡng” sự hồi phục
  • Gần 80 vạn người được miễn thuế thu nhập
  • Đối mặt với hiểm họa, làm gì?
  • Cô giáo vùng sâu đoạt giải quốc tế
  • Kiến nghị tăng chuyến bay đến sân bay Cam Ranh
  • Số hoá không gian di tích: Không dễ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi