Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường cao tốc Láng- Hòa Lạc được đặt tên là đại lộ Thăng Long

Đại lộ Thăng Long là tên sẽ được đặt cho đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, tuyến đường  tạo dấu ấn nhân dịp Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Đường cao tốc Láng - Hòa Lạc sẽ có tên Đại lộ Thăng Long.

Sau khi mở rộng, Hà Nội có nhiều tuyến đường, phố mới hình thành, tại kỳ họp thứ 21, HĐND Thành phố đã quyết nghị việc đặt, đổi tên 45 tuyến đường phố, 4 công trình công cộng trên địa bàn.

Đại lộ Thăng Long – trục đường lịch sử

Đại lộ Thăng Long sẽ được đặt cho đoạn từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đến ngã tư giao với đường Quốc lộ 21A, điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.

Tuyến đường này dài 28 km, rộng 140 m, gồm 2 dải đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe; dải phân cách giữa; 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè.

Ngoài ra, 42 đường, phố sẽ được đặt tên mới.

Trong đó, quận Cầu Giấy có thêm các phố Duy Tân, Đỗ Quang, Vũ Phạm Hàm. Quận Hà Đông có thêm phố Văn La, Văn Phú, Lụa và Cầu Am. Quận Hoàng Mai sẽ có các phố mới Định Công Hạ, Linh Đàm, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Công Thái, Hồng Quang, đường Nghiêm Xuân Yêm. Quận Long Biên đặt tên phố Nguyễn Văn Hưởng, Kẻ Tạnh, Hoàng Như Tiếp, Ái Mộ, Huỳnh Tấn Phát, Ngọc Trì và phố Gia Thụy.

Các đường, phố được đặt tên mới còn có đường Phú Thị, Dương Quang, Dương Hà (huyện Gia Lâm), đường Nguyễn Xiển (đường vành đai ba, đoạn đi qua các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì),  đường Đào Cam Mộc, Nguyễn Thực, Lê Hữu Tựu, Nguyên Khê. Thị xã Sơn Tây đặt tên đường Phú Hà, các phố Cổng Ô, Tiền Huân, đường Trung Sơn Trầm (huyện Đông Anh).

Huyện Từ Liêm có các phố mang tên Trần Hữu Dực, Lưu Hữu Phước, Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn, Hoài Thanh, Cao Xuân Huy, Hoàng Tăng Bí, Mỹ Đình, Tân Xuân. Huyện Phúc Thọ có phố Gạch.

Đặt tên cho 4 công trình công cộng trọng điểm

4 công trình công cộng vừa cơ bản hoàn thành được đặt tên là cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy, công viên Hoà Bình, bảo tàng Hà Nội.

Cụ thể, cầu nằm trên quốc lộ 1A đoạn qua Pháp Vân huyện Thanh Trì đến quốc lộ 5 đoạn qua phường Sài Đồng, quận Long Biên được đặt tên là cầu Thanh Trì. Cầu có chiều dài chính 3.084m, chiều dài toàn bộ dự án 12.000m, rộng 33,10m.

Cầu nằm trên tuyến đường vành đai 2, điểm đầu được bắt đầu từ ngã ba phố Minh Khai đến điểm cuối là khu đô thị mới Sài Đồng, quận Long Biên được đặt tên là cầu Vĩnh Tuy. Cầu có chiều dài chính 5.830m, chiều dài toàn bộ dự án 8.493m.

Công viên Hòa Bình, địa điểm xây dựng và hoàn thành tại xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm trên tổng diện tích 203.431m2. Ngoài chủ thể chính là tượng đài Hòa Bình, công viên còn có nhiều khu chức năng như khu vui chơi thể thao giải trí, hồ điều hòa, quảng trường trung tâm, quảng trường phụ, khu điều hành dịch vụ, bãi đỗ xe…

Bảo tàng Hà Nội xây dựng tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm trên tổng diện tích 30.200m2. Bảo tàng có các khu trưng bày, bảo quản, phòng tu bổ phục chế, khu hành chính kỹ thuật, khu phục vụ giáo dục và nghiên cứu khoa học, điểm đỗ xe ngoài trời và các công trình phụ trợ.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Các hồ thủy điện miền Nam, miền Trung " khát" nước
  • Bão CONSON gây gió giật cấp 14 trên Biển Đông
  • Bệnh viện điện mặt trời đầu tiên
  • Mặt bằng lương tại Việt Nam tăng cao trong năm 2010
  • Tạo thêm đà cho hội nhập
  • Việt Nam được đánh giá cao về bảo vệ môi trường
  • Hết thời "tin nhanh World Cup"!
  • 6 tháng, thuê bao di động tăng gấp 31 lần cố định
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi