Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tạo thêm đà cho hội nhập

Hội nhập để tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đất nước. Ảnh: Đức Thanhv
Trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại quan trọng để hội nhập kinh tế sâu hơn nữa, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế đất nước.
 
Thông điệp này được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (UBQGHTKTQT) nêu tại cuộc họp sơ kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế 6 tháng đầu năm 2010 được tổ chức hôm đầu tuần tại Hà Nội. “Có 15 đầu việc mà chúng ta sẽ triển khai trong 6 tháng cuối năm nay, để tiếp tục quá trình hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới”, ông Tú nói.

Theo đó, UBQGHTKTQT sẽ hoàn chỉnh đề án về Chiến lược đàm phán về thoả thuận thương mại song phương (FTA) đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2010. Đề án lớn khác, mang lại giá trị quan trọng cho các doanh nghiệp và đông đảo tầng lớp trong xã hội là Đề án về truyền thông, cũng sẽ được cơ quan này hoàn thiện vào tháng 8/2010 trước khi trình Chính phủ. Theo mục tiêu đề ra của đề án này, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế sẽ được đưa vào thực tế thông qua các hình  thức và nội dung tuyên truyền phù hợp. Các hiệp hội, ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu nhiều tác động nhất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nên các thông tin sẽ được hướng chủ yếu tới đối tượng này. Như vậy, đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp tìm hiểu về các hiệp định, các vấn đề có liên quan để có được cái nhìn tổng thể nhằm có được cho mình những kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Ngoài ra, trong công tác đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế, một loạt các vòng đàm phán của các hiệp định, hoặc các bước chuẩn bị cho các vòng đàm phán sẽ được tiếp tục thực hiện từ nay tới cuối năm. Chẳng hạn như đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hoạt động và đàm phán trong WTO, ASEAN, APEC, ASEM, Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) với EU...

Theo đánh giá của UBQGHTKTQT, các hiệp định nói trên có vai trò quan trọng đối với việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt góp phần giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được nhiều cơ hội mở rộng thị trường cũng như hợp tác đầu tư.

Đơn cử với Hiệp định TPP, trong chuyến công du tới Việt Nam 2 tuần trước, Phó trưởng đại diện thương mại Hoa Kỳ Demetrios Marantis đã xác nhận vai trò quan trọng của Việt Nam trong Hiệp định này và nhận xét, các cơ hội mới sẽ mở ra với doanh nghiệp Việt Nam từ Hiệp định TPP.

Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ là một mô hình mới về hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực, có khả năng mở rộng thành viên và xử lý các vấn đề mới trong tương lai. Các thảo luận của 2 vòng đàm phán (đã được thực hiện tại Úc hồi tháng 3/2010 và Hoa Kỳ hôm giữa tháng 6/2010) đã quan tâm tới khía cạnh phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường gắn kết môi trường chính sách, minh bạch hoá và tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại và đầu tư. Việt Nam, sau 2 vòng đàm phán, đã được các nước quan trọng trong đàm phán mong muốn và khuyến khích tham gia, bởi Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho khuôn khổ này.

Đây chỉ là một trong những ví dụ cho thấy, vai trò quan trọng của các hiệp định thương mại với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam trong thời gian tới.

Tại Hội nghị sơ kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế 6 tháng đầu năm 2010 nói trên, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm chỉ đạo các bộ, ngành cần tiếp tục triển khai các công việc về hội nhập kinh tế quốc tế theo đúng kế hoạch ngành mình đề ra. Nếu Việt Nam đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế hơn nữa, sẽ tạo những tác động tích cực tới nền kinh tế của đất nước.

Với tư cách là chủ tịch ASEAN năm 2010, Việt Nam đã bước đầu thể hiện vai trò của mình, cùng các nước nội khối tiếp tục đàm phán, ký kết các hiệp định giữa ASEAN và các đối tác trên thế giới. 6 tháng cuối năm nay, với các bước chuẩn bị cũng như đàm phán các hiệp định quan trọng của cơ quan chức năng, doanh nghiệp đang mong đợi tiếp tục có thêm đà để khai thác lợi thế thị trường được mở rộng trong tương lai.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Việt Nam được đánh giá cao về bảo vệ môi trường
  • Hết thời "tin nhanh World Cup"!
  • 6 tháng, thuê bao di động tăng gấp 31 lần cố định
  • Ngừng cắt điện tại các địa phương từ 1/7
  • Huy động toàn bộ công suất và mua điện giá cao để đáp ứng nhu cầu điện
  • Những ngôi nhà tránh, trú bão ở miền trung
  • Yêu cầu kỷ luật thích đáng tổ chức, cá nhân vi phạm trong cấp điện
  • Sẽ có “gậy” hạn chế mũ bảo hiểm kém chất lượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi