Hà Nội vẫn bị ngập mỗi khi có mưa lớn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Tháng 8, mùa mưa ở Hà Nội bắt đầu và thường kéo dài đến hết tháng 10. Trong trận lụt lịch sử tháng 10/2008, Hà Nội đã thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng và bị mất đi 20 sinh mạng.
Thành phố đang nỗ lực để chuẩn bị đối phó với mùa mưa lũ năm nay và các năm tới. Tuy nhiên, những nỗ lực này như "muối bỏ bể" vì toàn bộ kế hoạch chống ngập úng đòi hỏi nguồn vốn khổng lồ.
Bài toán kinh tế được đặt ra, bằng cách nào để Hà Nội có một hệ thống tiêu thoát nước đáp ứng đủ yêu cầu, tránh được những cơn "đại hồng thủy" khi mùa mưa bão tới?
“Bó tay” với một vài khu vực
Thành phố Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích hơn 334.470ha với địa hình tự nhiên khá phức tạp gồm cả đồi núi, trung du và đồng bằng. Địa bàn thành phố được chia thành nhiều lưu vực thoát nước theo các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Cầu Bây…
Ông Nguyễn Lương Ngọc, Giám đốc Xí nghiệp Khảo sát thiết kế - Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết Hà Nội mới chỉ đủ nhân lực, tài chính để cải tạo hệ thống thoát nước của khu vực trung tâm các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình...
Còn các khu vực lân cận khác như quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân và các khu vực Hà Nội vừa mở rộng gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ và một phần các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc thì việc tiêu thoát nước đang phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống tiêu thoát nước nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu lại xảy ra các trận mưa lớn như năm 2008 thì hệ thống tiêu thoát của các khu vực này đành… bó tay.
Theo ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án thoát nước Hà Nội, hiện nay do ngân sách có hạn nên quy hoạch thoát nước của Hà Nội mới chỉ ưu tiên giải quyết lưu vực sông Tô Lịch (tức khu vực trung tâm Hà Nội rộng 77,5km2). Sau này, nếu có vốn sẽ triển khai hệ thống thoát nước đến lưu vực sông Nhuệ và các vùng Hà Nội mở rộng.
Quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội do JICA (Nhật Bản) thiết lập, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 8/1995. Quy hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước trong phạm vi lưu vực sông Tô Lịch và sông Nhuệ, rộng 135km2. Dự án chia làm 2 giai đoạn, mục tiêu đảm bảo tiêu thoát cho lượng mưa có lưu lượng 310mm/2 ngày, xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, ngoài việc đầu tư trạm bơm Yên Sở công suất 90m3/giây, hiểu một cách đơn giản về các phần việc của dự án thoát nước Hà Nội là giai đoạn I chủ yếu nạo vét các kênh mương, hồ điều hòa trục chính. Giai đoạn II là khơi thông các kênh phụ, cống thoát trong các khu vực dân sinh ra các mương, cống hồ điều hòa trục chính nhằm giảm thiểu các điểm úng ngập trong khu vực nội thành.
Với các công trình cải tạo của giai đoạn I, dự án sẽ giải quyết tình trạng úng ngập đối với lưu lượng mưa 172mm/2 ngày bằng việc xây dựng trạm bơm Yên Sở công suất 45m3/giây, hệ thống hồ điều hòa Yên Sở 130ha; nạo vét các hồ điều hòa, dòng chảy chính; điều tiết các cửa xả, cống thoát nước, mua sắm các thiết bị nạo vét chuyên dụng; xây dựng 2 trạm xử lý nước thải Kim Liên và Trúc Bạch; kè bờ sông Tô Lịch… Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn I là 2.700 tỷ đồng.
Ông Tuấn cho biết, dự án giai đoạn I (1998-2005) đã đạt được mục tiêu đề ra. Minh chứng là qua trận mưa lịch sử tháng 10/2008, trạm bơm Yên Sở đã vận hành liên tục 10 ngày đêm bơm rút nước, góp phần rút ngắn thời gian và các điểm bị úng ngập.
Hiện nay, Hà Nội đang triển khai dự án Thoát nước giai đoạn II (2008 - 2013) với mục tiêu thoát nước lưu vực sông Tô Lịch; thoát nước lưu vực sông Nhuệ và xử lý nước thải khu vực trung tâm Hà Nội. Các hạng mục dự án giai đoạn II gồm nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90m3/giây; cải tạo khoảng 15 hồ; xây cống, đường công vụ các tiểu lưu vực sông Tô Lịch, Trúc Bạch, Kim Ngưu… Tổng vốn đầu tư cho dự án II là hơn 6.300 tỷ đồng.
Vẫn "vướng" giải phóng mặt bằng
Cho đến nay, các đơn vị thi công đang triển khai các dự án nâng cấp trạm bơm Yên Sở giai đoạn II, cải tạo các hồ Bảy Mẫu, Hào Nam, Đống Đa, Hố Mẻ. Các gói thầu còn lại sẽ được triển khai từ nay đến cuối năm 2009. Các hạng mục cuối cùng của dự án sẽ hoàn thành vào năm 2013.
"Với dự án giai đoạn II, khó khăn lớn nhất là khâu giải phóng mặt bằng. Tại dự án này, diện tích phải giải phóng mặt bằng lên tới 242,8ha, ảnh hưởng đến hơn 6.100 hộ dân, trong đó hơn 1.000 hộ thuộc diện phải tái định cư. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn vướng 1.557 hộ, 667 hộ chưa có chỗ tái định cư… Nếu công tác giải phóng mặt bằng chậm sẽ ảnh hưởng tới tiến độ hoàn thành các dự án cải tạo hệ thống thoát nước", ông Tuấn cho biết.
Với 2 dự án thoát nước (giai đoạn I và II) dự kiến tới năm 2013 mới hoàn thành thì khu vực nội thành Hà Nội vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng úng ngập. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với hiện trạng và năng lực hệ thống thoát nước hiện nay, Hà Nội phải nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên từ 145-180m3/giây mới đảm bảo yêu cầu tiêu thoát./.
"Năm 1994 tôi chỉ cần bán 1.000 quả cau là có thể mua được 5 chỉ vàng. Một vụ thu hoạch cau, tôi đã mua được ngôi nhà với giá trị là 10 cây vàng".
Những nàng dâu mới về nhà chồng chưa thạo mua sắm lại rơi vào năm lương thưởng kém nên để được đẹp mặt, được lòng… nhiều nàng dâu thời @ đã phải đau đầu tính toán. Đây là chủ đề được các nàng dâu trẻ bàn tán xôn xao trong dịp cận tết.
Thưởng tết bèo bọt, giá cả leo thang khiến các bà nội trợ đau đầu tính cách tiết kiệm chi tiêu tết. Săn hàng giảm giá, mua chung, mua tận gốc, về quê sắm tết, tự chế biến... là những chiêu mà bà nội trợ rỉ tai nhau để thu vén cho được một cái tết ấm cúng.
Họ từng có một thời chưa xa tiêu tiền như nước nhưng giờ đây họ đang méo mặt, học cách tiết kiệm cho những khoản chi không thể tiết kiệm hơn cho cái tết đang đến gần.
Khảo sát tiến hành với 50 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau cho thấy, gần một nửa không thưởng Tết cho nhân viên. Số còn lại chủ yếu chỉ trả tháng lương thứ 13 như quy định của Luật Lao động.
Trong khi những dự án cải tạo nhà nguy hiểm đã có dấu hiệu khởi sắc thì các dự án cải tạo chung cư cũ quy mô lớn ở Hà Nội vẫn im như thóc đổ bồ. Nhiều dự án hẹn khởi công vào đầu năm 2009 nhưng nay vẫn chưa xong khẩu giải phóng mặt bằng.
Kể từ khi Việt Nam xuất hiện trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, đến ngày hôm nay lần đầu tiên số ca dương tính tại miền Bắc (12 ca) nhiều hơn miền Nam (9 ca); khu vực Tây Nguyên phát hiện thêm 10 ca dương tính còn miền Trung không phát hiện thêm ca bệnh nào.
Trước thềm mùa tựu trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Sở đang ráo riết chuẩn bị công tác phòng chống dịch cúm, nhất là khi dịch cúm AH1N1 đang ngày càng diễn biến phức tạp.
Đầu tháng 6.2009, kênh truyền hình Rossia của Nga liên tục phát lại hình ảnh về tình hình hàng hoá tại khu chợ Cherkizovsky ở thủ đô Moscow, nơi tập trung hàng vạn người Việt làm ăn buôn bán và thường được biết đến với tên tiếng Việt “chợ Vòm”. Một tháng sau diễn biến này, toà án khu vực chợ Vòm quyết định đóng cửa khu chợ này trong thời hạn ít nhất 90 ngày vì các lý do liên quan đến vấn đề vệ sinh. Dẫu vậy, theo giới thạo tin, ẩn sau quyết định này là nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn khu chợ. Hãng thông tấn Nga RIA-Novosti, trong một bản tin vào tối ngày 14.7.2009, đã dẫn lời ông Yuri Luzhkov, đô trưởng Moscow, nói rằng những thương nhân người Nga buôn bán tại khu chợ này sẽ được sắp xếp để có chỗ buôn bán tại các ngôi chợ khác, trong khi đó, những thương nhân khác, như Trung Quốc hay Việt Nam, đều sẽ phải rời khỏi Nga.
Dù kim ngạch xuất khẩu bảy tháng đầu năm tiếp tục giảm do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều sản phẩm xuất khẩu vẫn không đủ bán. Đó là nhờ lạ, nhờ bí kíp, nhờ những đặc trưng riêng… hợp thành giá trị gia tăng cho sản phẩm. Nếu nền xuất khẩu Việt Nam được phát triển theo hướng đó, mối lo khủng hoảng sẽ giảm nhẹ rất nhiều
Con đường chỉ dài khoảng 200m mà đã có gần hai mươi quán bún mắm. Không biết có phải vì người bán và người ăn đa số là người gốc miền Tây nên bún mắm trở thành món “đinh” ở con đường Nguyễn Nhữ Lãm, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú
Thừa nhận Vinafood có hành vi dán chồng nhãn trên sản phẩm quá hạn, ông Cáp Văn Thái, tổng giám đốc công ty Vinafood đề nghị sử dụng các lô hàng quá đát cho thức ăn gia súc. Theo ý kiến của bạn đọc gửi về Sài Gòn Tiếp Thị, ranh giới giữa thực phẩm và thức ăn gia súc với doanh nghiệp như Vinafood, không phải ở hàng rào kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay đạo đức kinh doanh, mà là sự phát hiện của cơ quan chức năng. Dưới đây là 7 trong số hàng trăm ý kiến gởi về toà soạn trong mấy ngày qua
Bảo đảm được ổn định, lâu dài các điều kiện sống bình thường cho bản thân và gia đình luôn là nỗi bận tâm của hầu hết những người làm công ăn lương, nông dân và người lao động cá thể, tự do. Về mặt lý thuyết, chỉ chế độ bảo hiểm xã hội mới có thể giúp họ hiện thực hoá điều mong ước đó
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”
Nhà đàm phán sắc sảo về WTO đã 72 tuổi, là cố vấn của đoàn đàm phán các hiệp định TPP và EU sáng nay dậy sớm, mặc quần “lửng” ngắn xuống phòng internet khách sạn ngồi kiểm tra email.
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD, thất thu thương mại 37 tỷ USD vì thủ tục xuất nhập khẩu, 7 tháng CPI mới chỉ tăng 1,62%, nửa đầu tháng 7 tiếp tục nhập siêu 260 triệu USD ..
Với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cùng tham vọng và thực lực của Trung Quốc cũng như những tuyên bố bất chấp dư luận quốc tế của giới lãnh đạo nước này trong thời gian qua đã đặt Việt Nam trước việc phải chấp nhận một thực tế là trong giai đoạn tới, đất nước sẽ phải phát triển kinh tế trong điều kiện không có có môi trường hoàn toàn thuận lợi do những lo ngại về bất ổn.
Việc tách bạch chức năng vừa quản lý nhà nước vừa quản lý doanh nghiệp, hạn chế khả năng chính sách đưa ra bị chi phối bởi lợi ích ngành... là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Các nước lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc dàn xếp các cuộc xung đột mang tính quốc tế và nhiều khi họ sử dụng các vấn đề của thiên hạ để phục vụ cho những tính toán của riêng mình
Trong bản kết luận thanh tra gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ có kiến nghị kiểm điểm cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng sai phạm của lãnh đạo VCCI chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.
Sau gần 25 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế, xã hội Việt Nam đã khác hẳn. So với 10 năm trước, đời sống của dân chúng nói chung hiện nay được cải thiện nhiều, vị trí của Việt Nam trên thế giới cũng tăng lên đáng kể. Rõ ràng ở đây có vấn đề hiệu suất phát triển, có khả năng bỏ lỡ các cơ hội mà nguyên nhân sâu xa nằm ở cơ chế, ở sự chậm hoàn thiện cơ chế thị trường, ở năng lực nắm bắt cơ hội, và việc thực thi các chính sách, vì các điều kiện về bối cảnh khu vực và cơ hội phát triển Việt Nam không bất lợi so với các nước lân cận.
Bàn cờ kinh tế VN bị chia thành rất nhiều mảnh nhỏ. Các mảnh này thường bị chi phối bởi các nhóm độc quyền và đặc quyền. Điểm yếu cơ bản nhất trong mô hình tăng trưởng của Việt Nam là tăng trưởng chủ yếu nhờ vào việc bán tài nguyên và gia công trình độ thấp, nhờ vào tăng lượng đầu tư và lấy khu vực kinh tế nhà nước vốn kém hiệu quả làm chủ đạo.
Việt Nam tăng 18 bậc lên vị trí thứ 71 trong bảng chỉ số về môi trường thương mại toàn cầu năm 2010 vừa được WEF công bố. Trong tổng số 125 nền kinh tế được WEF xem xét năm nay Singapore và Hồng Công tiếp tục dẫn đầu thế giới về phương diện tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường trao đổi thương mại toàn cầu.
Hiện nay quy mô của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) đã mở rộng đến gấn 25% diện tích và chiếm khoảng 70% thu nhập kinh tế của cả nước. Một vấn đề đặt ra là: quan điểm ngày càng mở rộng quy mô diện tích của các VKTTĐ của Việt Nam có hợp lý hay không? Làm thế nào để các VKTTĐ phải thực sự là động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước ,có một thế đứng vững chắc trong tương lai nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
Ngày 17-5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đã tổ chức hội thảo tham vấn cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm 2011-2015, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quốc tế. Nội dung chủ yếu nêu lên bức tranh toàn cảnh về KT-XH, cùng những vấn đề liên quan khi nước ta bước vào giai đoạn "đệm" chuyển tiếp để cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020.
Bên cạnh những vấn đề quản lý đô thị, trung tâm hành chính quốc gia… thì bài toán kinh tế là băn khoăn lớn nhất khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, sáng 11/5.
Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập năm 2003, đến nay đã có 14 khu kinh tế biển được thành lập, gồm 2 khu ở đồng bằng sông Hồng, 10 khu ở vùng duyên hải miền Trung và 2 khu ở miền Nam. Theo Quy hoạch phát triển các KKT biển đến năm 2020 cả nước sẽ có 15 khu kinh tế biển với kinh phí đầu tư khoảng 162.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 500.000 ngàn người.
Tại bài viết mới nhất trên blog của mình, TS. Trần Công Hòa đã phân tích và đưa ra một số khuyến nghị về hoạch định chính sách và điều hành nền kinh tế 2010: tiếp tục giảm giá VND; cắt giảm chi tiêu công; tăng tính độc lập của NHNN; kiên quyết cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ; điều chỉnh chính sách thuế ở một số lĩnh vực theo phương thức lũy tiến; phát triển công nghiệp phụ trợ;...
Tăng trưởng luôn luôn là một cuộc trường chinh. Vì vậy, không thể chỉ vì tăng trưởng ngắn hạn mà hy sinh sự ổn định và bền vững trong dài hạn. Cổ nhân ngày xưa có câu “dục tốc bất đạt”, không những thế cái giá phải trả cho kinh tế bất ổn rất lớn, chỉ cần nhìn sang mấy nước xung quanh như Thái Lan, Indonesia hay Philippines là có thể thấy rất rõ điều này.
Cải cách cơ cấu là một đòi hỏi nghiệt ngã đối với tất cả các nước muốn tiến bước trên con đường đi đến phồn vinh. Thế nhưng, có nhiều nước không chủ động vượt qua đòi hỏi này khi tình thế kinh tế còn thuận lợi và thường bắt đầu nó quá muộn khi đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Điều này lý giải tại sao nhiều nước có khởi đầu tốt nhưng rồi sa lầy trong cạm bẫy của mức thu nhập trung bình ...
Năm 2009, tăng trưởng GDP đạt 5,32%; lạm phát được kiềm chế dưới 7%; hệ số ICOR là 5, 16. Những con số này có thể cho cảm nhận kinh tế vĩ mô đang ở tình trạng khá ổn định. Tuy nhiên Tổng cục Thống kê cho rằng các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc, bất bình đẳng giầu nghèo tăng, chậm được khắc phục,...
Nền kinh tế của Việt Nam đã và đang ngày một trở nên phức tạp hơn, với các cơ chế, thị trường, tổ chức và lực lượng kinh tế mới ra đời trong suốt hơn hai thập niên đổi mới. Sự gấp gáp của cuộc đua tranh kinh tế được nhân lên bằng hành trình hội nhập, trong đó Việt Nam là thành viên mới của WTO.