Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giáo dục đại học: Quản lý đang tụt hậu


Quản lý giáo dục đại học còn nhiều yếu kém

Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận, hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng phát triển nhanh về mạng lưới, quy mô nhưng phương pháp và cơ chế quản lý chưa theo kịp, chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế.

Lượng tăng "chóng mặt"

Theo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau 22 năm đổi mới, hệ thống giáo dục đại học có những thay đổi lớn về quy mô. Cụ thể,  năm 1987 cả nước có 101 trường đại học, cao đẳng ( trong đó có 63 trường đại học và 38 trường cao đẳng), đến năm 2009 số trường đại học, cao đẳng tăng 3,7 lần với con số lên đến 376 trường (150 trường đại học và 226 trường cao đẳng). 

Tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của các cơ sở giáo dục đại học, tổng số sinh viên cũng tăng từ hơn 133 nghìn lên đến trên 1,7 triệu. Tuy nhiên, trong khi số lượng sinh viên tăng 13 lần thì số lượng giảng viên chỉ tăng 6 lần, từ hơn 20.000 lên đến hơn 61.000. 

Nếu như năm 1987 tính trung bình cứ 1 giáo viên chỉ có 6,6 sinh viên thì hiện nay số sinh viên/giảng viên là 1/28.

Nhiều đại biểu cho rằng, đây là bất cập đầu tiên dẫn đến nhiều hạn chế về chất lượng đào tạo. Ngoài ra, phương pháp quản lý yếu kém, thiếu khoa học là căn nguyên cơ bản. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với con số tăng "chóng mặt" của các trường đại học, cao đẳng thì phương pháp quản lý hiện tại là không phù hợp. Hiện, Bộ vẫn còn áp dụng phương pháp quản lý tập trung, chưa phân cấp đáng kể cho chính quyền địa phương, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành là quá nặng, quá ôm đồm.

“Cách này đã dẫn đến tình trạng những người có trách nhiệm không nhớ hết tên các trường đại học, cao đẳng. Thậm chí, với khối lượng các trường khổng lồ như hiện nay, nếu một tuần Bộ tiến hành kiểm tra 2 trường thì phải mất 3 năm mới kiểm tra hết được. Thử hỏi, quản lý như vậy có hiệu quả không?”, ông Nhân nói.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cũng thừa nhận  còn nhiều yếu kém trong quản lý bậc học này.

Ông Luận cho biết, công tác quản lý ở một số trường còn lỏng lẻo, bộc lộ rõ yếu kém dẫn đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Bên cạnh đó đội ngũ giảng viên vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng, vai trò quản lý của lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng không đạt yêu cầu dẫn đến tăng lượng mà chất thì vẫn đứng yên tại chỗ. 

Quản lý chất lượng bằng cách nào?

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2008-2009 và triển khai nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối các trường đại học, cao đẳng diễn ra ngày 25/8, Thủ tướng  Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của ngành giáo dục. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng quản lý Nhà nước trong giáo dục vẫn còn nhiều điều bất cập, cơ chế chính sách chưa huy động được hết nguồn lực, tài năng, trí tuệ của đất nước, chưa tranh thủ mạnh mẽ nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đào tạo. 

Thủ tướng chỉ đạo, với những yếu kém cần làm rõ xem ai chịu trách nhiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chung nhưng không phải sai phạm nào cũng có thể rút hết về Bộ. 

Với Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp, phải đầu tàu gương mẫu, phải công khai, minh bạch trong mọi công việc. Ví dụ việc phân bổ ngân sách, việc ban hành quy chế bảo vệ tiến sĩ, thạc sĩ...tất cả phải rõ ràng.

Về vấn đề tự chủ của các trường, theo Thủ tướng , trước hết là quyết định về con người, tài chính, giáo trình, phương pháp, cấp bằng. Nhưng tự chủ cũng phải theo khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong đó tự chủ tài chính là quan trọng. Ngân sách Nhà nước hiện chi cho giáo dục là 20%, có thể trong thời gian tới Chính phủ sẽ tính toán tăng thêm nguồn ngân sách này. 

Thừa nhận phương pháp quản lý hiện tại là “lạc hậu”, người đứng đầu ngành giáo dục, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hiện không thể duy trì phương pháp quản lý tập trung mà phải phân cấp cho địa phương và từng nhà trường phải chịu trách nhiệm. Trong 3 năm tới các địa phương, nhà trường phải có chuyển biến đột phá về nội dung và phương thức quản lý giáo dục.

Ngoài ra, để giải quyết những hạn chế nói trên, ông Nhân cho biết thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có chủ trương thực hiện 3 công khai của giáo dục đại học trong năm nay bao gồm, công khai về tài chính, công khai về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và công khai về chất lượng đào tạo.

(Theo Vũ Quỳnh // VnEconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Trường công lập tự chủ tài chính: Còn nhiều vướng mắc
  • Các hãng HK quốc tế vẫn thờ ơ với Huế
  • Xây dựng ký túc xá sinh viên: Cơ chế thoáng, tốc độ chậm
  • Xây dựng lại chung cư cũ: Vướng mắc từ nhận thức đến thực tế
  • Giá đất đền bù phải theo giá thị trường
  • Tận dụng lợi thế tự nhiên để chỉnh trang kênh rạch
  • Mạnh tay với “thượng đế”
  • Sau hai ngày hội hàng Việt Nam chất lượng cao tại Tịnh Biên: Đồng thuận để hàng Việt đi xa hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi