Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trường công lập tự chủ tài chính: Còn nhiều vướng mắc

 
Tp.HCM đã có một số trường bán công chuyển thành trường công lập tự chủ tài chính - Ảnh: N.Hữu.

Từ năm 2006, thực hiện chủ trương chuyển đổi hoàn toàn trường bán công thuộc hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục Tp.HCM đã chuyển một số trường bán công thành trường công lập tự chủ tài chính. 

Sau hơn 3 năm thực hiện, mô hình này bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên qui trình hoạt động của trường công lập tự chủ tài chính vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ.

Năm học 2009 - 2010, không ít  trường tự chủ tài chính ở Tp.HCM xin chuyển về trường công lập bình thường như trường Trung học cơ sở Kiến Thiết, Phan Sào Nam ở quận 3, Mạch Kiến Hùng ở quận 5...

Đổi mới cơ chế tài chính

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM cho biết: “Một số trường từ bán công khi chuyển đổi mô hình qua tự chủ phải đồng bộ, thế nhưng nhiều trường không chuyển chế độ nên gặp khó khăn".

Tuy nhiên, mô hình này cũng đạt được một số kết quả nhất định nếu điều kiện thực hiện thuận lợi và nhận được sự đầu tư đúng mức. Trường PTTH Lê Qúi Đôn, Quận 3 là một điển hình. 

Vốn là trường bán công từ khi chuyển sang mô hình tự chủ tài chính, bên cạnh sự đầu tư của ngân sách, nhà trường có thêm nguồn thu đáng kể nhờ xã hội hoá giáo dục. Do đó cơ sở vật chất được trang bị ở tất cả phòng học, phòng thí nghiệm. Hiện nay trường này được xem là một trong những nơi có cơ sở vật chất hiện đại nhất của cả nước. 

Ông Phạm Văn Phiệt, Hiệu trưởng Trường Lê Qúi Đôn, cho biết: “Phòng học được trang bị đầy đủ các thiết bị và sử dụng rất có hiệu quả. Sau 3 năm tiếp cận với mô hình mới tự chủ tài chính không phải tự chủ về mặt thu chi. Trường được tạo điều kiện tối đa về tự quyết, tổ chức và tự chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của mình”. 

Nhờ vậy, nhà trường phát huy tối đa phương pháp dạy học tích cực, vận dụng nhiều hình thức dạy học như hoạt động nhóm, đóng kịch, tổ chức học sinh tự làm thêm về bài học, học tập thông qua khoá ngoại. Những biện pháp này góp phần không nhỏ trong việc hình thành những học sinh năng động, mạnh dạn, nắm vững kiến thức. 

Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM cho biết: “Nhà trường đổi mới theo cơ chế của xã hội hiện nay, tức là thoát ly bao cấp hành chính. Nếu như có được sự tự chủ tài chính, thì việc mua sắm, sử dụng hiệu quả hơn”. 

Mặc dù vậy, mức học phí gần 1 triệu đồng /tháng cho mỗi học sinh của trường Lê Qúi Đôn, được xem là quá cao so với mặt bằng thu nhập của đại bộ phận người dân. Chính sách giảm học phí một số ít học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xem ra là chưa đủ để giảm bớt gánh nặng đối với nhiều gia đình có con em theo học tại đây.

Còn nhiều vướng mắc 

Mô hình trường bán công chuyển thành trường công lập tự chủ tài chính ít nhiều cũng mang lại những thành công nhất định, môi trường học tập hiện đại  và chất lượng giáo viên tốt, từ đó cũng dẫn đến chất lượng giáo dục được cải thiện. Tuy nhiên mô hình còn gặp một số vấn đề khó khăn, vì phần lớn các trường công lập tự chủ tài chính hiện nay là có nguồn gốc từ trường bán công, nên đa số cơ sở vật chất yếu kém, chất lượng không hơn các trường công lập bình thường mà học sinh phải đóng học phí cao. Do đó vấn đề tuyển sinh đủ số lượng cho năm học là khó, nên có trường phải nhận cả học sinh điểm thấp.

Trường Phan Sào Nam số lượng học sinh sụt giảm nghiêm trọng, trong năm học 2008 - 2009, trường chỉ còn 4 lớp, với tổng số 160 học sinh, tức là 40 sinh cho một lớp giảm hơn một nửa so với nhiều năm học trước. Chưa nói vấn đề thất thu học phí, như trường Phan Sào Nam tỷ lệ miễn học phí là 10%, còn trường Kiến Thiết học sinh nợ trường 70 triệu đồng khi kết sổ cuối năm, số nợ không thu hồi được là 32 triệu đồng. 

Từ sụt giảm học sinh cộng thêm thất thu học phí, bắt buộc trả lương giáo viên cũng thấp, do vậy trường không thể chiêu mộ đội ngũ giáo viên giỏi, trong khi một số giáo viên lại bỏ trường sang nơi có thu nhập cao hơn. Tình trạng trò ít, học phí nợ đã trở thành khó khăn đối với các trường tự chủ về tài chính. Lộ trình thí điểm trường tự chủ về tài chính thực hiện đến 2010, nhưng trước những khó khăn này, Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM cần có những chấn chỉnh sớm để mang lại môi trường học tập tốt cho học sinh.

Năm học 2009-2010, Quận 3 Tp.HCM đề xuất chuyển 2 trường THCS công lập tự chủ tài chính là trường Kiến Thiết và Phan Sào Nam thành trường công lập. Quận Phú Nhuận đồng ý chuyển trường công lập tự chủ tài chính Ngô Mây sang trường công lập và quận 5 kiến nghị chuyển trường Mạch Kiến Hùng. Nếu đề nghị trên được chấp thuận thì toàn Tp.HCM chỉ còn vài trường quận 1 và quận 5 có hệ công lập tự chủ tài chính ở bậc trung học cơ sở.

(Theo Kim Dũng // VnEconomy)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Giáo dục đại học: Quản lý đang tụt hậu
  • Các hãng HK quốc tế vẫn thờ ơ với Huế
  • Xây dựng ký túc xá sinh viên: Cơ chế thoáng, tốc độ chậm
  • Xây dựng lại chung cư cũ: Vướng mắc từ nhận thức đến thực tế
  • Giá đất đền bù phải theo giá thị trường
  • Tận dụng lợi thế tự nhiên để chỉnh trang kênh rạch
  • Mạnh tay với “thượng đế”
  • Sau hai ngày hội hàng Việt Nam chất lượng cao tại Tịnh Biên: Đồng thuận để hàng Việt đi xa hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi