Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng bán chạy nhờ lễ và nhờ... nắng nóng

Các loại quần áo may sẵn bằng chất liệu cotton, xô với giá từ 70.000 - 120.000 đồng/bộ đang được nhiều người tìm mua. Ảnh: Minh Tâm

Thời tiết những ngày qua tại TPHCM tiếp tục nắng nóng khiến các siêu thị, quán café… luôn đông khách. Các mặt hàng chống nóng như nước giải khát, rau xanh, lá nấu nước mát hay các loại quần áo, vải vóc chất liệu mát... được bán khá chạy.

Đại diện nhiều siêu thị cho biết, lượng khách đến mua sắm những ngày qua tăng cao, không chỉ là ngày cuối tuần mà cả ngày thứ, khiến sức mua tăng thêm từ 50 - 100% so với ngày thấp điểm.

Các siêu thị lý giải nguyên nhân khách tăng là nhờ những chương trình khuyến mãi ở hầu hết các mặt đang được tung ra cho dịp lễ 30-4, 1-5 và yếu tố thời tiết. “Nắng nóng nên nhiều người chọn cách đi siêu thị, vừa mua sắm vừa giải nhiệt luôn” - đại diện một siêu thị phân tích.

Tương tự, các trung tâm điện máy, trung tâm thương mại cũng trở thành nơi chống nóng của khá nhiều người dân khi vào các buổi chiều tối, lượng khách trở nên đông đúc. Tuy nhiên, “nhiều người trong số khách chỉ xem chứ không mua” - một nhân viên bán hàng tại Điện máy Chợ Lớn (lầu 2, siêu thị Maximart Cộng Hòa, quận Tân Bình) nhận xét.

Theo nhiều chủ quán café, nhờ nắng nóng lượng khách đến quán đã tăng mạnh, gấp 1,5 - 2 lần so với ngày thường. “Bình thường, khách chỉ ngồi hết hơn phân nửa số bàn nhưng từ ngày nắng nóng, trong nhà, phòng lạnh, ngoài sân vườn đều kín chỗ, có nhiều bữa không có bàn phục vụ. Doanh thu theo đó cũng tăng khá” - bà Thanh Thủy, chủ quán café Lumineux trên đường Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận cho hay.

Trong khi đó, các mặt hàng giải nhiệt như nước giải khát, rau xanh, lá nấu nước mát hay các loại quần áo, vải vóc chất liệu mát cũng tăng sức mua. Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Giám đốc hệ thống siêu thị Maximart nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại rằng, ngành hàng nước giải khát trong 1 tháng trở lại đây đã tăng hơn gấp đôi so với trước đó, trong đó nước suối, các loại trà thảo mộc, thanh nhiệt hay nước hoa quả tăng mạnh trong khi nước ngọt có ga không hề tăng.

“Người tiêu dùng hiện nay có rất nhiều lựa chọn ở ngành hàng nước giải khát. Có lẽ vì vậy mà nước ngọt có ga không còn hút hàng như vài năm trước đây” - bà Hồng nói thêm.

Giá nhiều loại rau xanh, lá nấu nước mát, nguyên liệu nấu chè hiện cũng đang có chiều hướng tăng do nhu cầu cao. Ví dụ, xà lách búp Đà Lạt đang ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng so với đợt chưa nắng nóng); khổ qua ở mức 10.000 - 14.000 đồng/kg (tăng khoảng 2.000 đồng); hạt sen giá 60.000 - 65.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng); mía lau, lá mát: 5.000 đồng/bó (tăng 500 - 1.000 đồng)…

Chị Hồ Thị Đậm, chủ sạp 433 chợ Bến Thành, quận 1 cho hay: “Khách mua vải về may đồ mùa hè từ bữa nắng nóng cũng tăng khoảng 10% so với thời điểm trước đó. Nhưng nếu so với mọi năm thì năm nay ế hơn hẳn. Chủ yếu là khách quen, ít khách du lịch. Giá bán cũng chỉ tăng thêm chút đỉnh, khoảng 1-2% thôi”.

Tại chợ sỉ Tân Bình, quận Tân Bình, các tiểu thương cho biết bạn hàng từ các tỉnh miền Tây, miền Trung, miền Đông đã tăng thêm số lượng hàng lấy trong vòng một tháng trở lại đây, mỗi ngày đóng được khoảng một bao hàng sáu, bảy chục kí chuyển đi.

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Lương công nhân dệt may sẽ tăng
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó lớn lên
  • Bánh tiêu, bánh bò, cháo quẩy... đi Tây
  • Doanh nhân Việt Nam – Campuchia gặp nhau bàn cách gỡ khó
  • Xuất hiện sâu mới phát tán qua Yahoo! Messenger
  • Cách nào giảm thiểu tai nạn lao động?
  • Về Long Khánh hôm nay
  • Liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi