Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu ứng sâu từ một hiệp định kinh tế

Ngày 1/10 tới, Thông tư 158/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhằm thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2009-2012 sẽ chính thức có hiệu lực.

Với mức thuế suất ưu đãi được giảm dần theo 3 giai đoạn (từ ngày 1/10/2009 đến 31/3/2010, từ ngày 1/4/2010 đến 31/3/2011, từ ngày 1/4/2011 đến 31/3/2012, tùy theo mặt hàng cụ thể), 9.706 mặt hàng của Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, thấp hơn so với hiện hành, như lương thực, thực phẩm; các sản phẩm dinh dưỡng y tế, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm; các sản phẩm hóa chất, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị... khi nhập khẩu vào Việt Nam. 

Ngược lại, các DN của Việt Nam cũng nhận được nhiều ưu đãi thuế quan theo nội dung của VJEPA. Và cơ hội tăng khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản của Việt Nam cũng sẽ được mở rộng. Dễ thấy nhất là các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, gia công... sẽ gần như ngay lập tức có cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Song, điều quan trọng với các DN không chỉ là nhanh chóng tăng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, mà hiệu ứng sâu từ VJEPA mang lại cho các DN Việt Nam chính là cơ hội lớn để nắm bắt tâm lý thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản, qua đó, hướng tới phát triển sản xuất mạnh hơn trong tương lai. 

Điều này đã được đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội nhấn mạnh khi cho rằng, không chỉ kết quả thương mại trước mắt mới là quan trọng. Điều mà các DN Việt Nam cần chú ý chính là học hỏi nhiều hơn nữa để sáng tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu lớn của một quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Thông qua đó, thúc đẩy trình độ sản xuất của các DN Việt Nam, theo hướng gắn chặt với nhu cầu thị trường và ở mức cao hơn là tạo ra nhu cầu về hàng hoá cho thị trường.

Cơ hội để có được điều này đối với các DN là rất gần, bởi ngoài nội dung quy định các vấn đề liên quan tới thuế quan, Nhật Bản cam kết sẽ giúp đỡ Việt Nam trong vấn đề đào tạo nhân lực. Một khía cạnh khác đáng nhìn nhận khi nói tới hiệu ứng sâu hơn của VJEPA là các DN Việt Nam sẽ có cơ hội “soi” lại chính mình khi thiết lập các mối quan hệ với đối tác đến từ đất nước có nguồn công nghệ hiện đại. Câu hỏi thành công hay thất bại trước sức ép cạnh tranh, trước cơ hội hợp tác... sẽ khiến các DN trong nước nhìn lại mình một cách rõ ràng hơn.

Các chuyên gia Nhật Bản luôn khuyến khích rằng, DN Việt Nam không nên quá chú trọng tới kết quả cắt giảm thuế quan trước mắt để tính toán tới xuất khẩu hàng hoá sao cho có lợi, mà cần phải nghiên cứu thực sự tâm lý tiêu dùng của người Nhật để tạo ra các sản phẩm có giá trị dựa trên năng lực sáng tạo của người Việt Nam.

Lời khuyên này, đặt trong thời điểm mà một hiệp định lớn như VJEPA có hiệu lực, như là sự khuyến khích các DN tìm tòi và phát huy khả năng sáng tạo, thay vì chỉ loay hoay với các bài toán liên quan tới xuất khẩu nguyên liệu, hoặc gia công hàng hoá đơn thuần, hoặc lo lắng trước những tiêu chuẩn chất lượng hàng nhập khẩu do đối tác đặt ra... Đó có lẽ là hiệu ứng lớn nhất mà VJEPA tạo ra với các DN Việt Nam.

(Theo Duy Đông // Báo đầu tư )

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Sẵn sàng khai thác thị trường lớn
  • Chính sách phải theo sát thực tiễn
  • Tín hiệu lạc quan về “sức khoẻ” của nền kinh tế
  • DN trong nước bị “át vía”
  • Quyền lực của người tiêu dùng
  • Phát hiện hàng trăm thùng phuy nhập khẩu chứa chất thải nguy hại
  • Modern Hospital - Nơi kết hợp của Đông Tây y
  • Hết thời tranh chép lậu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi