Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua hàng bình ổn giá bị hạn chế số lượng

Vào siêu thị mua hàng bình ổn giá, nhiều người tiêu dùng ngạc nhiên khi chỉ được mua một lượng hàng nhất định như kiểu tem phiếu thời bao cấp.

Tại một điểm bán hàng bình ổn giá trên đường Cầu Giấy, bà Phương (Dịch Vọng Hậu) lấy 3 chai dầu Neptune loại 2 lít và 10 túi gạo tám Điện Biên ra quầy thanh toán thì bị nhân viên thu ngân yêu cầu bỏ bớt lại hàng. Khi bà Phương thắc mắc thì được cô nhân viên giải thích, quy định của siêu thị là mỗi khách hàng được mua không quá hai chai dầu và 5 túi gạo trong gian hàng bình ổn giá.

Thực tế, trong khi giá thị trường mỗi ngày đều leo thang thì giá 9 mặt hàng thiết yếu trong những siêu thị áp dụng chương trình bình ổn giá vẫn được giữ nguyên. Điều đó khiến nhiều sản phẩm tại những nơi như vậy có giá thấp hơn giá thị trường từ 5-10%.

Như một chai dầu Neptune trong chương trình bình ổn giá được bán từ 40.900-81.600 đồng tùy loại chai một hay 2 lít, thấp hơn giá thị trường từ 1.100-2.400 đồng mỗi chai. Loại gạo túi 2 kg trong các siêu thị bình ổn giá có mức bán là 35.200-40.900 tương ứng với gạo tám xoan Hải Hậu, tám Điện Biên hay tám Thái Lan, mức giá đó cũng rẻ hơn thị trường 2.000 – 5.000 đồng mỗi túi.

Vì thế, ngày càng có nhiều người dân ưu tiên sử dụng hàng bình ổn giá. Nhưng khi bị khống chế về số lượng được mua, không ít người tỏ ra bức xúc. Bác Phương than phiền: “Sao nói hàng bình ổn được nhà nước trợ giá là để phục vụ cuộc sống của nhân dân, giúp người tiêu dùng không bị ảnh hưởng quá nhiều của bão giá. Vậy mà khi mua lại bắt bẻ này nọ”.

Cũng tương tự như vậy, chị Hạnh (nhân viên kế toán của một công ty nước ngoài) tỏ ra khá khó chịu khi bị nhân viên quầy thu ngân yêu cầu bỏ lại bớt số hàng thuộc loại bình ổn giá khi mua tại một siêu thị tại khu vực Bờ Hồ. “Mình nghĩ vào siêu thị là được mua tự chọn, tùy thích. Nay lại còn mặt hàng này khống chế, mặt hàng kia tự do nữa”, chị Hạnh nói.

Việc bị hạn chế về số lượng khi mua tại các gian hàng bình ổn giá cũng khiến người tiêu dùng đắn đo hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Đứng chọn gạo tại một siêu thị trong phố Đặng Tiến Đông, bà Hoa (Tây Sơn) tỏ ra băn khoăn khi muốn mua nhiều loại về ăn thử mà số lượng được mua chỉ có hạn. "Mỗi túi cũng chỉ hai cân, ăn vài bữa là hết. Tôi muốn mua mỗi loại một túi về nhà ăn thử nhưng mua hêt các loại thì quá quy định", bà Hoa chia sẻ.

Trước những bức xúc của nhiều người tiêu dùng, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam – hệ thống siêu thị Fivimart cho biết: “Cần khẳng định trước hết là hàng hóa tại siêu thị không thiếu. Nhưng chính sách hạn chế khách hàng khi mua sản phẩm tại những gian hàng bình ổn giá là để tránh một số người tuồn hàng ra ngoài bán lấy chênh lệch giá”.

“Hơn nữa, điều đó giúp lượng hàng bình ổn đủ cung đến cuối tháng 3 để tất cả những người tiêu dùng có nhu cầu đều có thể mua. Cuối tháng ba, siêu thị sẽ thu hồi vốn, nhập hàng và áp dụng theo giá bình ổn tháng tư của Bộ Công Thương”, bà Hậu cung cấp thêm.

Lãnh đạo của Fivimart cũng đưa ra khuyến cáo cho người tiêu dùng là không nên gom và tích trữ lượng hàng bình ổn giá tại nhà. “Mỗi người mua chỉ nên lấy số lượng đủ dùng trong một thời gian ngắn. Khi hết, có thể đến các siêu thị để mua, chứ không nên mua quá nhiều một lúc, tránh xảy ra trường hợp sản phẩm hết hạn sử dụng mà những người tiêu dùng khác lại không được hưởng lợi ích từ chương trình bình ổn giá”., bà Hậu nói.

(VnExpress)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Du học sinh chèo chống qua cơn bão giá
  • Đến ngày 8.3: Đã có trên 40 DN vận tải tăng cước từ 10% - 30%
  • Siêu thị chia nhỏ đợt tăng giá để giảm sốc
  • Giảm bớt việc đốt vàng, mã bằng cách đánh thuế cao
  • Siêu thị giãn tăng giá để tránh... sốc
  • Dịch bệnh - thách thức lớn trong phát triển chăn nuôi
  • Giá cả đang chịu áp lực từ nhiều phía
  • Vui xuân ngẫm về năng suất của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi