Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010 sẽ giảm ngập?

Theo ông Phan Châu Thuận, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Cải thiện Môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đến cuối năm 2009, dự án này sẽ cơ bản được hoàn thành. Chỉ còn một vài hạng mục nhỏ có thể phải kéo dài thời gian thi công qua những tháng đầu năm 2010. Tuy nhiên, đến mùa mưa năm 2010, dự án phải hoàn tất và đi vào hoạt động, khi đó sẽ xóa 20 điểm ngập (chiếm 1/5 tổng số điểm ngập của TP).

Dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 1 cũng đang đi vào thời gian thi công những hạng mục cuối cùng. Ông Lương Minh Phúc, Phó Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây và Cải thiện Môi trường nước cho biết, hiện nay nhà máy xử lý nước thải và việc cải tạo nhiều tuyến cống trên địa bàn các quận 3, 5, 10… của dự án đã hoàn thành.

Riêng hạng mục nạo vét, làm bờ kè kênh Tàu Hủ - Bến Nghé (phía bờ đối diện Đại lộ Đông - Tây) sẽ hoàn thành vào khoảng tháng 6-2010. Kênh được thông thoáng, cống được cải tạo…dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 1 hoàn thành sẽ giúp TP xóa thêm 7-8 điểm ngập. Dự án Đại lộ Đông - Tây hoàn thành vào giữa năm 2010 cũng sẽ giúp khu vực trung tâm TP… tiêu thoát nước dễ hơn.

Chuyện này có vẻ khó hiểu vì đây là dự án làm đường chứ không phải dự án chống ngập song lại đúng như thế bởi trong quá trình thi công Đại lộ Đông-Tây, một phần kênh Tàu Hủ-Bến Nghé, đoạn ở gần trung tâm TP đã bị tạm lấp để thi công. Khi Đại lộ Đông - Tây đi vào hoạt động, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được nạo vét, trả lại nguyên trạng. Lúc ấy, con kênh sẽ góp phần điều tiết nước cho trung tâm TP.

Khu vực ngập nặng nhất TPHCM là lưu vực Hàng Bàng cũng đã tìm được nguồn vốn đầu tư. Cách đây gần 10 năm, nơi đây được đưa vào danh sách “chống ngập cấp bách”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là không bố trí được nguồn vốn nên việc xóa ngập cho lưu vực Hàng Bàng không được triển khai. Hiện nay, một phần công việc của dự án chống ngập cho lưu vực Hàng Bàng đã được đưa vào dự án Cải thiện Môi trường Nước giai đoạn 2 (sử dụng vốn 0DA của Nhật).

Theo ông Lương Minh Phúc, các công việc này đang được chuẩn bị triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do đây là điểm “nóng” về ngập, tình trạng ngập đã và đang gây xáo trộn cuộc sống người dân nên TPHCM đã chọn một số điểm ngập nặng nhất trong lưu vực Hàng Bàng, giao cho Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố sử dụng vốn ngân sách để giải quyết ngay. Tiến sĩ Hồ Long Phi cho biết, một số công trình chống ngập nêu trên của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập về cơ bản sẽ phát huy tác dụng trong mùa mưa năm sau.

Với những điểm ngập sẽ được xóa khi các dự án Cải thiện Môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hủ - Bến Nghé, một vài dự án ở lưu vực Hàng Bàng… hoàn thành vào đầu và giữa năm 2010, hy vọng tình trạng ngập ở TPHCM sẽ dần được cải thiện.

(Theo An Nhiên // SGGP online)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Mềm và cứng” với nước ngập
  • Cần Thơ: Cẩn thận từng bữa ăn vì thịt bẩn!
  • “Ngôi nhà của Chúa”
  • Chiếc xe bánh mì
  • “Khoan cắt bê tông”
  • Tìm giải pháp và hành động cụ thể
  • Chiếc áo thi đấu giá bao nhiêu?
  • W.Calley xin lỗi về vụ thảm sát Mỹ Lai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi