Đó là những nhận định chung của hội thảo với chủ đề “ DN với môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải” đã được Báo DĐDN phối hợp với UBND huyện và Phòng Cảnh sát Môi trường ( PC 36) tỉnh Thái Bình tổ chức mới đây. Đã có hơn 100 DN cũng như đại diện cho lãnh đạo các sở ban ngành, các xã và các cơ quan liên quan đến dự và đóng góp ý kiến.
Hội thảo cũng đã dành nhiều thời gian cho việc đánh giá tác động môi trường trên địa bàn huyện Tiền Hải và đưa ra những giải pháp thiết thực nhất. Cũng trong hội thảo này nhiều DN đều cho rằng cần phải thực hiện song hành giữa hai bên, một bên là lợi nhuận, một bên là bảo vệ môi trường. Các DN cũng cam kết sẽ phối hợp cùng với chính quyền làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
Tạo lập sự gắn kết
Ông Trương Văn Đạt – Giám đốc Cty CP gạch ốp lát Thái Bình cho rằng cần xây dựng và tạo lập sự phối kết hợp đồng bộ giữa chính quyền với DN, với người dân để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời khắc phục giải quyết các vấn đề tồn tại về môi trường trên tinh thần các bên tôn trọng và đảm bảo hài hoà các lợi ích của nhau. Là một DN luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, ông Đạt cũng nhận định để hạn chế ô nhiễm thì DN cần được đầu tư các dây chuyền sản xuất... có trình độ tự động hoá cao – công nghệ tiên tiến...
Ông Trần Dự - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện cũng nhấn mạnh tới đây Tiền Hải sẽ tích cực triển khai dự án xây dựng bãi xử lý chất thải rắn cho KCN Tiền Hải, xây dựng lò đốt rác theo công nghệ Nhật Bản cho thị trấn, thành lập Cty TNHH về môi trường... Đồng thời cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm BVMT đối với các DN trong KCN. Tuy nhiên ông Dự cũng đưa ra một số khó khăn cho việc thực hiện dự án. Một trong những khó khăn chính là nâng cao nhận thức trong cộng đồng, công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng, giúp cho người dân hiểu và kết hợp với chính quyền cùng chung tay góp phần BVMT. Bởi BVMT là kế hoạch lâu dài của huyện được lồng ghép cùng với quy hoạch phát triển các dự án lớn.
Vì lợi ích lâu dài
Ông Nguyễn Thành Tâm – Phó Trưởng phòng quản lý tổng hợp biển cho biết, Thái Bình đã xây dựng hẳn một chương trình để thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TƯ của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên Thái Bình là một tỉnh đa phần là phát triển nông nghiệp, và một năm Thái Bình sử dụng từ 250 – 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật, cùng với hàng trăm ngàn tấn phân bón hoá học các loại. Đây là nguyên nhân ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra các sông nội đồng cùng với các chất thải công nghiệp, sinh hoạt khiến cho ô nhiễm nguồn nước ngày một gia tăng. Thế nên việc thực hiện triển khai nghị quyết còn khác xa so với thực tế. Ông Tâm cho rằng cần tăng cường công tác quản lý môi trường ở các cấp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo Điều 36 Luật bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, các cấp có liên quan để tăng cường công tác thanh kiểm tra, có chế tài xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Đưa tiêu chí chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường làm căn cứ xét thưởng thi đua, trao giải thưởng...
Bên cạnh đó, ông Bùi Đình Trọng – Phó Trưởng ban Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình đóng góp ý kiến: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, tại KCN đang triển khai xây dựng để đầu tư các bãi chôn lấp rác. Đây là một trong nhưng dự án nằm trong KCN có đầu tư kinh phí trên 5 tỷ đồng, dự kiến cuối năm 2009 sẽ đưa vào hoạt động. Nếu như khu chôn lấp các bãi rác này được đưa vào hoạt động thì hi vọng KCN sẽ hạn chế được rất nhiều ô nhiễm. Nhưng trước mắt đối với Ban quản lý KCN yêu cầu các DN cần thực hiện nghiêm túc nội dung đã đăng ký trong bản cam kết môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện cam kết về môi trường. Đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành một cách chặt chẽ, cùng chung tay BVMT.
(Theo Minh Thành // Diễn đàn doanh nghiệp)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com