Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nghèo thờ ơ với ưu đãi trợ giá điện

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người nghèo, người có thu nhập thấp sẽ được trợ giá điện. Đó là chính sách đúng đắn, thế nhưng nhiều người nghèo đã không đến cơ quan chức năng để nhận hỗ trợ.

Trợ giá điện khó đến tay người nghèo


Người nghèo được trợ giá điện nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà cơ quan chức năng đưa ra, đây là chính sách an sinh xã hội tích cực, tuy nhiên đến 31-3-2011, thời hạn chót cho việc đăng kí để nhận hỗ trợ số hộ nghèo đến cơ quan chức năng làm thủ tục để được nhận hỗ trợ vẫn còn thấp so với thực tế thống kê. Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính tới ngày 31-3 chỉ có hơn 3 triệu khách hàng đăng ký áp dụng biểu giá cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng. So sánh với số lượng thống kê khách hàng sử dụng điện không quá 50kWh/tháng của EVN thì con số trên vẫn là thấp. Chính vì vậy mà Bộ Công thương chính thức cho phép gia hạn thời gian đăng ký mua điện theo mức giá ưu đãi cho đối tượng này đến hết ngày 15-5-2011. Lý do khiến người nghèo thờ ơ với ưu đãi là do các quy định quá “cứng”.

Theo quy định, các hộ muốn mua điện theo giá ưu đãi phải đảm bảo 2 yêu cầu. Thứ nhất là hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và thứ hai là phải chứng minh bằng hoá đơn tiền điện hàng tháng của mình thường xuyên sử dụng điện không quá 50kWh. Bà Phạm Hồng Ngọc, một hộ nghèo tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ: Một tháng 1 hộ cũng thường dùng hơn 50 số. Một gia đình hộ nghèo dùng dưới 50 số điện để được hưởng ưu đãi này là rất khó. Quy định như vậy là quá chặt.

Câu chuyện người nghèo không mặn mà với việc trợ giá từ phía Chính phủ được Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Tuấn Hữu lý giải như sau: Hiện Hà Nội có hơn 100 nghìn hộ nghèo, nhưng số lượng người đến đăng ký cũng rất ít. Người dân không đến đăng kí để nhận hỗ trợ là bởi, mức hỗ trợ cho các hộ sử dụng điện dưới 50kwh/tháng chỉ hợp với vùng nông thôn, vùng sâu. Tại thành phố thực hiện rất là khó, bởi chỉ thắp 2 bóng đèn là vượt mức hỗ trợ. Người nghèo không đến đăng kí có lẽ họ cho rằng khó đáp ứng được yêu cầu để được mua điện giá rẻ. Ngoài lý do trên theo ông Hữu, người dân phải đăng ký ở chi nhánh điện tại huyện, trong khi nhiều xã cách quá xa địa điểm đăng kí. Nếu ngành điện hẹn thống nhất tại địa bàn 1,2 ngày nào đó để bà con đến đăng ký thì có lẽ sẽ đông hơn.

 Giá điện quyết định bởi chủ thuê trọ

Giá điện tăng tác động trực tiếp đến người mua điện là những sinh viên, người thuê nhà khi chủ nhà luôn muốn “té nước theo giá”. Nhằm ngăn chặn tình trạng này Bộ Công thương đã quy định: Cứ 4 người thuê nhà có thời hạn từ 12 tháng trở lên nếu được sự đồng ý của chủ cho thuê nhà, người thuê được tính một hộ sử dụng điện và áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt theo bậc thang. Trường hợp thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà sẽ ký hợp đồng với bên bán điện và chủ nhà thu tiền điện của người thuê nhà với giá bán lẻ trong hóa đơn cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí chiếu sáng, bơm nước chung... Tuy nhiên, đến nay hầu hết người thuê trọ chưa tiếp cận được với việc trực tiếp ký hợp đồng với bên mua bán điện. Nguyễn Văn Tuân, sinh viên thuê trọ tại quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: Do người ký hợp đồng mua bán điện là người chủ nhà trọ nên chủ nhà trọ “áp” giá thuê nào người trọ phải nghe theo đó. Hiện tại, những sinh viên thuê trọ ở khu Tuấn ở đều mua điện với giá 3.500-4.500đ/số, tuy nhiên không ai dám phàn nàn.

Một trong những giải pháp đưa ra nhằm ngăn chặn tình trạng nâng giá điện đó là người thuê nhà tố cáo hành vi nâng giá điện của chủ nhà sẽ được cơ quan chức năng can thiệp, song được biết, đến thời điểm này, chưa có người thuê nhà nào đến tố cáo hành vi tăng giá điện của chủ nhà, vì tố cáo sẽ ngay lập tức bị cắt hợp đồng thuê trọ. Một giải pháp có lẽ mang tính khả thi hơn nhằm ngăn chặn bán điện “chặt chém” của chủ trọ đối với người thuê là dùng côngtơ trả trước đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng phương án này vẫn đang nằm trên giấy và các cơ quan chức năng lý giải rằng, họ thiếu công nghệ, thiết bị... Như vậy, mong muốn được mua giá điện theo đúng quy định tại Thông tư 05/011 của Bộ Công thương vẫn là điều xa vời với học sinh, sinh viên, người lao động thuê nhà.

Vì thế những chính sách hỗ trợ dù đã có nhưng cần sát thực hơn, đến gần với người dân hơn. Có như vậy người nghèo mới mong được hưởng những ưu đãi của Nhà nước.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Tại sao một số hàng bình ổn bị 'tố' không rẻ?
  • Các tỉnh miền Bắc gặp nắng nóng
  • 5 nhóm thu nhập thấp được Chính phủ hỗ trợ
  • Bệnh viện sáng quá tải, chiều thảnh thơi
  • Nhọc nhằn bữa ăn của học sinh dân tộc vùng cao
  • Kiểm tra việc tăng giá các mặt hàng sữa, thép...
  • Hàng bình ổn giá phải đến tận tay người tiêu dùng
  • Tiết kiệm là thượng sách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi