Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bệnh viện sáng quá tải, chiều thảnh thơi

Khu khám bệnh ở BV Nguyễn Tri Phương vắng hoe lúc 2 giờ chiều. Ảnh: L.N.

Dồn cục khám chữa bệnh buổi sáng khiến người bệnh phải chen lấn, trong khi buổi chiều ở hầu hết bệnh viện bác sĩ được… nghỉ ngơi.

Mỗi ngày có khoảng 1.200 bệnh nhân đến thăm khám tại BV Nguyễn Tri Phương (TPHCM), nhưng theo các bác sĩ, phần lớn người đến khám vào buổi sáng. Tại các phòng khám, buổi sáng bác sĩ làm không ngớt việc, bệnh nhân chen nhau chờ đến lượt.

Ở phòng chụp CT scan hay MRI tình trạng cũng tương tự. Nhưng buổi chiều ở khu khám bệnh (cả bảo hiểm y tế và dịch vụ) chỉ lèo tèo vài ba bệnh nhân. BV Nhân dân Gia Định mỗi ngày tiếp nhận khoảng 2.200 bệnh nhân nhưng có đến 1.800 - 2.000 bệnh nhân tập trung khám và làm các xét nghiệm buổi sáng.

Bác sĩ Nguyễn Đại Biên- Trưởng khoa Khám bệnh- BV Nhân dân 115 cho biết, nơi đây mỗi ngày tiếp nhận từ 4.000 - 5.000 lượt bệnh nhân vào khám, nhưng có đến 90% bệnh nhân được giải quyết trong buổi sáng. Ngột ngạt nhất là khu khám bệnh và điều trị tại BV Ung bướu TPHCM.

Tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, bác sĩ dán thông báo yêu cầu bệnh nhân đi khám buổi chiều để “né” quá tải buổi sáng. Nhưng 80% người bệnh vẫn đến buổi sáng khiến bệnh viện quá tải, chất lượng khám bệnh cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi tuyến trên quá tải, tại các bệnh viện tuyến quận, huyện mỗi ngày tiếp nhận chỉ từ 100-500 bệnh nhân.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng- GĐ BV Nhi đồng 1 cho biết, đa số phụ huynh đưa trẻ đi khám buổi sáng bởi lo lắng khi con trở bệnh buổi tối nên sáng dậy là đưa đi ngay. Trong khi đó, buổi sáng là thời điểm bệnh viện đông nhất, nhất là sáng cuối tuần. Vì vậy, đi khám vào buổi chiều vừa tránh phải chen lấn vừa khỏe cho người bệnh và bác sĩ.

Bác sĩ Lê Hoàng Minh cho rằng, hơn 50% bệnh nhân đến bệnh viện ung bướu là người ngoại tỉnh. Ai cũng muốn đến sớm để khám sớm để chiều về, nên buổi sáng thường quá tải cục bộ.

(Theo Tienphong Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nhọc nhằn bữa ăn của học sinh dân tộc vùng cao
  • Kiểm tra việc tăng giá các mặt hàng sữa, thép...
  • Hàng bình ổn giá phải đến tận tay người tiêu dùng
  • Tiết kiệm là thượng sách
  • Đề nghị được điều chỉnh giá đối với hàng bình ổn
  • Chẳng lẽ "bó tay" với mũ bảo hiểm kém chất lượng ?
  • Điện dùng trong xây dựng, sản xuất lãng phí tới 20%
  • Ba tháng mùa khô mưa nhiều hơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi