- Khập khiễng cầu đường đồng bằng sông Cửu Long: Cắm biển hạn chế tải trọng để buộc… xin phép!
Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM đã có đơn kiến nghị bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý cho phép xe container có tổng tải trọng (tính cả vỏ container và hàng) từ 34,48 tấn trở xuống được chạy bình thường mà không cần xin giấy phép lưu hành đặc biệt.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,3%
Theo Bộ Công thương, do chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Chính phủ đã phát huy tác dụng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp như giảm giá hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng nên nhu cầu các mặt hàng như vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, hàng điện tử tăng; nhu cầu du lịch và dịch vụ cũng tăng do thời tiết mùa hè oi nóng.
- Nghịch lý lò mổ gia súc, gia cầm: Thô sơ phát triển, hiện đại bỏ không
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay, cả nước mới chỉ kiểm soát được 45% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) có giấy phép của ngành thú y. Ngoài ra, còn 65% cơ sở không có hệ thống vệ sinh tiêu độc, khử trùng sau giết mổ; số cơ sở sử dụng nước máy chỉ chiếm 25%.
- 7 tháng, điện thương phẩm tăng 8,83%
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 7 các đơn vị điện lực đã tiếp nhận lưới điện hạ áp 221 xã và bán điện trực tiếp cho 234.852 hộ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2009 đã tiếp nhận 1.567 xã, với 211 trạm biến áp, 19.835km đường dây hạ áp và bán điện trực tiếp đến 1,671 triệu hộ, đạt 53,48% kế hoạch năm.
- Hàng Trung Quốc lại được tiếp sức
Bằng việc áp thuế xuất khẩu tiểu ngạch ở mức 0%, các mặt hàng áo quần, đồ chơi trẻ em, rau củ quả và phân bón của Trung Quốc được trợ sức để vào sâu và xa hơn trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh cơ hội hạ giá bán của sản phẩm, các ý kiến dưới đây cho thấy, xuất hiện nỗi lo về kiểm soát chất lượng và an toàn cho người sử dụng
- Xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt
Thay mặt bộ Chính trị, ông Trương Tấn Sang vừa ký ban hành văn bản số 264-TB/TW thông báo kết luận của bộ Chính trị đồng ý chủ trương tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cuộc vận động nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Hàng chục ý kiến phản biện đề án “bể than đồng bằng sông Hồng”
Ngày 6.8, công ty Năng lượng sông Hồng (thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam – TKV) đã gửi cho Sài Gòn Tiếp Thị báo cáo của TKV việc tiếp thu, giải trình những ý kiến thẩm định đề án “phát triển bể than đồng bằng sông Hồng”. Theo báo cáo này, đến nay, TKV đã nhận được ý kiến nhận xét, góp ý của 17 bộ, ngành, chuyên gia cho đề án trên, trong đó có Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, UBND các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên; bộ Quốc phòng, bộ Tài nguyên và môi trường, bộ Xây dựng...
- Hậu quả nào khi khai thác bể than sông Hồng?
Bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được các nhà địa chất dự báo có trữ lượng tới 210 tỉ tấn (gấp khoảng 30 lần bể than Quảng Ninh), có diện tích trải dài khoảng 2.500km2, bao trùm các tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, vẫn nằm yên trong lòng đất. Do nhu cầu tiêu thụ than, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã thành lập công ty Năng lượng sông Hồng để tiến hành các hoạt động thử nghiệm công nghệ, thăm dò trữ lượng bể than này. Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị, tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc công ty Năng lượng sông Hồng, cho biết: