Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nói không với sự “làm giá”

 Bốn tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng của cả nước đã tăng đến 9,64%. Xã hội đang rất cần đề cao những hành vi tiêu dùng có chọn lựa, có trách nhiệm.

Một “điểm sáng” dù còn đơn lẻ nhưng rất đáng chú ý là hệ thống siêu thị Big C đã từ chối bán các mặt hàng do những nhà sản xuất, nhà cung cấp nâng giá vô tội vạ.

Các mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong thời gian qua chính là thực phẩm. Tăng nhiều và tăng liên tục. Kiểm soát chặt giá đầu vào như trường hợp Big C là việc làm bình thường trong kinh doanh phân phối và bán lẻ, để xác định đúng giá trị của mặt hàng nhằm đánh giá nó có phù hợp với sức chịu đựng của người tiêu dùng (NTD) hay không. Nhưng mặt khác, việc làm này cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của DN trong lúc lạm phát hoành hành và túi tiền NTD theo đó bị teo tóp lại.

Trên thực tế, giá sản phẩm, hàng hóa trong thời gian qua tăng do giá nguyên liệu đầu vào, nhân công, cước vận chuyển v.v… tăng cũng chỉ là một lẽ. Một lẽ khác, không ít nhà cung ứng té nước theo mưa. Khi đó, “cánh cửa” quan trọng để kiểm soát vấn đề này chính là hệ thống siêu thị với trách nhiệm vì NTD, chứ không hẳn là các tiểu thương ngoài chợ buôn bán theo phương châm “nước lên thì thuyền lên”.

Siêu thị nói không với hàng “làm giá” thì số mặt hàng sẽ giảm xuống, NTD có thể sẽ không mua được những mặt hàng này. Nhưng cũng phải thấy rằng, NTD cũng cần “hợp tác” với siêu thị trong vấn đề này để tạo sức mạnh đối trọng với các ý đồ tăng giá quá mức. Ngoài ra, NTD và cả siêu thị cũng có thể lựa chọn các mặt hàng cùng loại để thay thế. Mỗi hệ thống siêu thị có đến hàng chục ngàn mặt hàng chứ đâu có ít!

Nhưng từ Big C, thiết nghĩ các hệ thống siêu thị khác cũng “đề cao cảnh giác” với tình trạng nhà cung cấp tăng giá vô tội vạ và nên cùng nhau tạo sự đồng thuận lớn hơn gây sức ép đối với tình trạng “làm giá”.

(Báo Lao Động)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Không được phép, sữa vẫn tăng giá
  • Xe buýt nhanh gỡ ùn tắc
  • Người dân không còn mặn mà với các chương trình khuyến mại
  • Người nghèo thờ ơ với ưu đãi trợ giá điện
  • Tại sao một số hàng bình ổn bị 'tố' không rẻ?
  • Các tỉnh miền Bắc gặp nắng nóng
  • 5 nhóm thu nhập thấp được Chính phủ hỗ trợ
  • Bệnh viện sáng quá tải, chiều thảnh thơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi