Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Rừng cao su không thể thay rừng tự nhiên

Theo số liệu của đoàn kiểm tra triển khai trồng mới 100.000ha cao su ở Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai giao 10.457ha rừng tự nhiên cho các doanh nghiệp phá huỷ trồng cao su trong năm 2008. Tỉnh Dăk Lăk quy hoạch, lập dự án phá huỷ 51.488ha rừng tự nhiên để trồng 30.000ha cao su đến năm 2010. Muốn trồng được 100.000ha cao su bắt buộc phải khai phá khoảng 140.000ha rừng tự nhiên, điều này để lại những hậu quả có thể lường trước được...

Năm 1943, độ che phủ rừng tự nhiên của nước ta là 43%, đến năm 1995 độ che phủ rừng chỉ còn 28%. Trong 30 năm từ 1945 đến 1975 diện tích rừng tự nhiên bị mất đi 3.000.000ha, bình quân mỗi năm mất 100.000ha. Trong 20 năm từ 1975 đến 1995 diện tích rừng tự nhiên mất đi 2.800.000ha, bình quân mỗi năm mất 140.000ha, trong đó các vùng mất nhiều rừng là Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Trung Trung bộ và Đông Bắc bộ. Sau năm 1995 nhờ chủ trương “đóng cửa rừng” nên việc mất rừng tự nhiên giảm đi nhiều.

Hơn 90% diện tích rừng tự nhiên bị tác động

Tuy vậy, hiện nay rừng tự nhiên vẫn bị tàn phá hàng ngày. Theo số liệu tại biên bản làm việc của đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản lý bảo vệ rừng với các tỉnh Dăk Nông, Bình Phước và Lâm Đồng (tháng 05.2009): tại tỉnh Dăk Nông, trong ba năm 2006 – 2008 rừng tự nhiên bị mất 5.736,37ha, bình quân mỗi năm mất 1.912ha. Trong đó: phá rừng trái pháp luật 609,32ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 1.003,1ha, chặt rừng tự nhiên để làm công trình thuỷ điện 1.057,1ha và các nguyên nhân khác 3.066,85ha, ngoài ra còn 35.486,73ha rừng tự nhiên bị tàn phá trái pháp luật từ trước năm 2004 mới được cập nhật số liệu.

Tại tỉnh Bình Phước, trong ba năm 2006 – 2008, rừng tự nhiên bị mất 6.190,92ha, bình quân mỗi năm 2.063ha. Trong đó: phá rừng trái pháp luật 1.972,9ha, chặt rừng tự nhiên để trồng cao su 3.403,24ha, chặt rừng tự nhiên để làm khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư 766,7ha và các nguyên nhân khác 48,08ha. Tại tỉnh Lâm Đồng, trong bốn năm 2005 – 2008, rừng tự nhiên bị mất 15.141ha, bình quân mỗi năm 3.785,25ha.

Đến 12.2008, diện tích rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn 10.348.591ha, trong đó diện tích rừng gỗ lá rộng thường xanh 8.221.164ha (bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 5.2009). Chất lượng rừng tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng, hơn 90% diện tích rừng tự nhiên đã bị tác động trong suốt thời gian dài làm phá vỡ cấu trúc rừng, suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học, tác động lớn đến sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ và kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 có 150.000ha cao su trồng mới trên đất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên là rừng nghèo để đạt mục tiêu 800.000ha. Theo số liệu của đoàn kiểm tra triển khai trồng mới 100.000ha cao su ở Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai giao 10.457ha rừng tự nhiên cho các doanh nghiệp phá huỷ trồng cao su trong năm 2008. Tỉnh Dăk Lăk quy hoạch, lập dự án phá hủy 51.488ha rừng tự nhiên để trồng 30.000ha cao su đến năm 2010.

Hầu hết rừng Tây Nguyên đều nghèo

Nếu theo quy định rừng nghèo được chuyển sang trồng cao su là loại rừng có trữ lượng gỗ dưới 100m3/ha thì hầu hết rừng Tây Nguyên có thể chuyển đổi sang trồng cao su. Rừng trồng ở nước ta có trữ lượng gỗ bình quân cao lắm cũng chỉ đạt 50 – 60m3/ha/một chu kỳ khai thác (7 – 12 năm). Như vậy, rừng tự nhiên nghèo bị phá huỷ trồng cao su có trữ lượng cao hơn rừng trồng.

Theo thiết kế muốn trồng 1ha cao su phải phá 1,4ha rừng tự nhiên để còn làm đường phân lô, phân khoảnh và các diện tích kỹ thuật khác. Muốn trồng được 100.000ha cao su bắt buộc phải khai phá khoảng 140.000ha rừng tự nhiên. Nếu khai phá một diện tích rừng tự nhiên lớn trong một thời gian ngắn ở vùng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả lũ lụt vô cùng nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của nhân dân và nhà nước ở vùng hạ lưu.

Bình quân hàng năm ở nước ta thiên tai làm cho 750 người bị chết và mất tích, nhiều công trình kinh tế bị phá huỷ, giá trị thiệt hại hàng năm chiếm 1,5% GDP cả nước, tương đương 6.000 tỉ đồng/năm (VNExpress – Việt Nam News Daily, 1.10.2007).

Có 16 nhà máy thuỷ điện đã và sẽ được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai, cung cấp 30% sản lượng điện cả nước. Nếu rừng tự nhiên đầu nguồn bị phá huỷ sẽ ảnh hưởng đến sự bền vững về nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện này.

Chỉ nên trồng cao su trên đất nông nghiệp kém hiệu quả, đất chưa sử dụng và đất rừng tự nhiên đã bị tàn phá trước đây. Không nên phá thêm rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả rừng khộp.

(Theo sgtt)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Để yêu nước trở thành một lối sống trong tiêu dùng
  • Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam : Quá cần, nhưng chưa đủ
  • Người phát ngôn không nên né tránh báo chí
  • Khập khiễng cầu đường đồng bằng sông Cửu Long: Cắm biển hạn chế tải trọng để buộc… xin phép!
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,3%
  • Nghịch lý lò mổ gia súc, gia cầm: Thô sơ phát triển, hiện đại bỏ không
  • 7 tháng, điện thương phẩm tăng 8,83%
  • Hàng Trung Quốc lại được tiếp sức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi