Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng nhiều chuyến bay quốc tế đến Việt Nam

Các hãng hàng không nước ngoài và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines đã đăng ký tăng nhiều chuyến bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam trong lịch bay mùa hè, nhất là cho các đường bay đến các điểm tại châu Á.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng hàng không đã và sẽ thực hiện thêm các chuyến bay đến Việt Nam, bao gồm China Southern, Tiger Airways và Korean Air. Các hãng hàng không này tăng tổng cộng gần 40 chuyến bay quốc tế từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 10-2011.

Theo thống kê của Cục Hàng không về đăng ký chuyến bay của lịch bay mùa hè, hãng China Southern tăng từ 4 lên 7 chuyến/tuần và Tiger Airways (Singapore) tăng từ 3 lên 7 chuyến/tuần đến Hà Nội. Đối với đường bay đến TPHCM, Korean Air tăng từ 7 lên 14 chuyến/tuần và Tiger Airways tăng từ 21 lên 28 chuyến/tuần.

Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không có số chuyến bay quốc tế nhiều nhất đi và đến TPHCM và Hà Nội, đặc biệt là các đường bay có nhu cầu cao. Hãng đăng ký tăng một chuyến đến Paris, một chuyến đến Moscow, một chuyến đến Bắc Kinh, 2 chuyến đến Sydney và 2 chuyến đến Melbourne, 4 chuyến đến Singapore và 7 chuyến đến Bangkok.

Việc hãng hàng không Tứ Xuyên (Sichuan Airlines) được cấp phép thực hiện các chuyến bay tới Hà Nội và TPHCM từ tháng 3-2011 cũng giúp tăng số chuyến bay quốc tế nối Việt Nam và các điểm đến tại châu Á. Hãng hàng không này khai thác 2 chuyến bay/tuần trên đường bay Trùng Khánh-Hà Nội và 2 chuyến/tuần trên đường bay Thành Đô-Nam Ninh-TPHCM.

Trong lịch bay mùa hè, Angkor Air và một số hãng hàng không nước ngoài cũng đăng ký giảm tần suất chuyến bay tới Việt Nam. Theo Cục Hàng không, Angkor Air giảm từ 14 chuyến/tuần xuống còn 7 chuyến/tuần.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Nhậu: từ tập quán văn hóa đến tệ nạn
  • ‘Bóc mẽ’ việc doanh nghiệp cam kết không tăng giá
  • Đề xuất 7 mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng
  • Tái cấp vốn cho ADF tạo sức ép lớn lên các nước thành viên
  • Xăng dầu lại bán nhỏ giọt
  • Vẫn chưa “ghìm cương” được thị trường
  • Không được phép, sữa vẫn tăng giá
  • Nói không với sự “làm giá”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi