Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cấp vốn cho ADF tạo sức ép lớn lên các nước thành viên

Theo một số đại biểu, mức tăng vốn bằng 1/2 GDP của Việt Nam là một sức ép quá lớn đối với các nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa.

Tại cuộc họp toàn thể Hội nghị thường niên Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) diễn ra chiều nay (6/5), các Thống đốc bàn bạc về phương án nâng vốn lần 5 cho Quỹ phát triển châu Á ADF trong hội nghị lần thứ 11 của Quỹ này dự kiến diễn ra cuối năm.

Thống đốc Ngân hàng trung ương (NHTW) Áo cho rằng, bổ sung vốn cho ADF tương đương với một nửa GDP của Việt Nam trong khi các quốc gia đều đang gặp áp lực về tài khóa.

Một số đại biểu cho rằng, mức độ tăng vốn như vậy có thể là một sức ép quá lớn đối với các nước.

Thống đốc NHTW Bồ Đào Nha cũng cho rằng, cần tính tới yếu tố ngân sách tương đối khó khăn ở các nước tài trợ, vấn đề khủng hoảng nợ công ở các quốc gia. Điều quan trọng là tăng khả năng đóng góp nhiều hơn của các nước lớn trong khu vực.

Yêu cầu ADB giám sát chặt chẽ hơn chất lượng giải ngân vốn

Chất lượng đầu tư của ADB cần được chú trọng hơn số lượng. Theo đó, ADB phải tăng cường thêm việc giám sát tiến trình giải ngân các nguồn vốn đã đầu tư, lựa chọn đúng đối tượng hỗ trợ. Cần tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân, rà soát được các cơ chế về tài chính và cơ cấu góp vốn.

Theo Thống đốc NHTW Bỉ, ADB nên tăng cường các khoản cho vay không hoàn lại thay vì cho vay thương mại để tránh gánh nặng nợ nần cho các quốc gia. Đồng thời, phải khuyến khích các nước mới nổi đóng góp nhiều hơn nữa hỗ trợ các nước láng giềng.

Thống đốc NHTW Karzartan cho biết, mong muốn đàm phán với ADB vừa là một nước nhận và tài trợ tài chính, đồng thời sẽ tham gia vào ban điều hành ADB. Trước đó, nước này đã được WorldBank đồng ý trở thành một nước cung cấp tài trợ.

Về phía Ireland, mặc dù bị chịu tác động mạnh từ khủng hoảng tài chính, song thống đốc NHTW Ireland cho biết sẽ dành 0,7% GDP cho ODA.

(Báo Điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Xăng dầu lại bán nhỏ giọt
  • Vẫn chưa “ghìm cương” được thị trường
  • Không được phép, sữa vẫn tăng giá
  • Nói không với sự “làm giá”
  • Xe buýt nhanh gỡ ùn tắc
  • Người dân không còn mặn mà với các chương trình khuyến mại
  • Người nghèo thờ ơ với ưu đãi trợ giá điện
  • Tại sao một số hàng bình ổn bị 'tố' không rẻ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi