Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn chưa “ghìm cương” được thị trường

Chỉ số CPI tăng cao, lãi suất ngân hàng ở mức đỉnh điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung - Đó là một trong những ý kiến được trao đổi tại buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và định hướng trong thời gian tới, tổ chức ngày 27-4, tại Tp. Hồ Chí Minh.

Theo báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh, tính chung 4 tháng, kinh tế thành phố gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, người dân đã tích cực hưởng ứng phong trào tiết kiệm nhưng chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 đã đạt mức tăng kỷ lục trong vòng 3 năm qua. Điều này thể hiện rõ qua báo cáo của Co.op Mart khi xu hướng tiêu dùng có sự chuyển dịch rõ nét: tỷ trọng ngành hàng thực phẩm từ 52% của năm 2009 đã tăng lên 54% trong năm 2010 và lên 58% trong quý I năm nay.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, bài toán hạ nhiệt giá cả, bình ổn thị trường không thể giải quyết từ ngọn, không chỉ dựa vào nội lực của thành phố mà cần sự điều chỉnh từ Chính phủ và các chính sách vĩ mô giải quyết từ gốc. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chương trình bình ổn giá không phải là bao cấp. Đó là sự thực hiện chặt chẽ và đồng bộ một loạt các chương trình khác như phát triển hệ thống bán buôn bán lẻ, chủ động tạo nguồn hàng”.

Bà Hồng cũng cho biết thêm, giá điện tăng cũng ảnh hưởng đến CPI của thành phố. Hiện nay, doanh nghiệp gặp khó nhất chính là lãi vay. Thực tế, các ngân hàng huy động vốn với lãi suất đến 17%/năm chứ không phải 14% theo quy định cho nên doanh nghiệp phải gồng gánh lãi suất cho vay trên 20% là có thật. Dù Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố khẳng định qua kiểm tra 6 ngân hàng, chưa phát hiện đơn vị nào huy động vượt trần lãi suất nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng. Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết trước áp lực lãi vay ngân hàng, Satra đã hỗ trợ các thành viên cho vay với lãi suất 12-14%. Satra mong Chính phủ, UBND TP. Hồ Chí Minh có biện pháp hiệu quả hơn giải quyết vấn đề về lãi suất cao. Từ những bất cập nêu trên, mối quan tâm lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp là Chính phủ nên có chính sách ưu đãi lãi suất cho một số ngành nghề thiết yếu để hạ giá thành sản phẩm. Chỉ có như vậy thì cả doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có thể vượt qua khó khăn. Ngược lại, nếu không được sự hỗ trợ kịp thời thì nguy cơ khủng hoảng là rất lớn, cụ thể: Doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, người lao động mất việc làm, thị trường khan hiếm hàng hóa...   

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Không được phép, sữa vẫn tăng giá
  • Nói không với sự “làm giá”
  • Xe buýt nhanh gỡ ùn tắc
  • Người dân không còn mặn mà với các chương trình khuyến mại
  • Người nghèo thờ ơ với ưu đãi trợ giá điện
  • Tại sao một số hàng bình ổn bị 'tố' không rẻ?
  • Các tỉnh miền Bắc gặp nắng nóng
  • 5 nhóm thu nhập thấp được Chính phủ hỗ trợ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi