Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắc Giang tập trung thực hiện năm chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Mười tháng năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của TP Hồ Chí Minh đạt gần 168.000 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2009.  

 Lai Châu nỗ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững Tỉnh Bắc Giang đang tập trung thực hiện năm chương trình trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội là: đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị; nâng cao chất lượng dạy nghề; phát triển du lịch.

Trước mắt, Bắc Giang khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát  triển  kinh tế - xã  hội, quy  hoạch đô thị, các quy hoạch ngành, lĩnh vực với tầm nhìn xa. Từng bước khai thác lợi thế Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; phát huy lợi thế của một số tuyến đường mới để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Rà soát, chấn chỉnh việc sử dụng đất các khu, cụm công nghiệp; quy hoạch từ một đến hai khu mới cho phát triển công nghiệp giai đoạn tiếp theo. Ðẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sẵn có. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu... Nâng cao chất lượng đô thị thành phố Bắc Giang đồng bộ, từng bước hiện đại. Nâng cấp một số thị trấn thành thị xã theo kế hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục quy hoạch và xây dựng một số thị trấn, thị tứ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tiến hành quy hoạch, xây dựng  kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bộ theo chuẩn nông thôn mới. Ðẩy mạnh ứng dụng  khoa học kỹ thuật, nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác phù hợp, hiệu quả; gắn phát triển nông nghiệp hàng hóa với công nghiệp - dịch vụ,...

* Tỉnh ủy Lai Châu đã và đang chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện các giải pháp mang tính đột phá để xóa đói, giảm nghèo bền vững. Trọng tâm được tỉnh xác định là: phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác thực hiện giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trước mắt là tiếp tục tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là đồng bào vùng cao, vùng xa, các xã, bản có tỷ lệ hộ nghèo cao về ý nghĩa, nội dung của giảm nghèo bền vững; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước và cộng đồng, các hộ nghèo phải vươn lên xóa đói, giảm nghèo thông qua chính sách trợ giúp của Nhà nước... Thực hiện lồng ghép và tập trung nguồn lực cho xóa đói, giảm nghèo thông qua các chương trình như: 186, 134, 135, 159, 167, chương trình 30a... Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư phát triển, tổng mức vốn sự nghiệp được giao. Ðẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người nghèo theo hướng đa dạng hóa các hình thức dạy nghề như dạy nghề lưu động tại các xã, dạy nghề theo mô hình; hướng dẫn người nghèo biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ cho người nghèo mà Nhà nước đã ban hành như: hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, ưu đãi tín dụng... Tiếp tục củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo từ tỉnh đến xóm, bản. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn để đội ngũ  cán bộ xã, bản tự vươn lên đảm đương được nhiệm vụ.

(Theo nddt)

  • Vầng sáng Cà Mau
  • Mô hình huyện phát triển toàn diện ở Phước Long
  • Hà Nội cần 19.500 tỷ đồng phát triển điện
  • Hà Nội: Tăng cường đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề
  • ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học
  • Nâng cấp chợ ở Hà Nội: Trung tâm thương mại không có chợ dân sinh?
  • Ninh Thuận: Nuôi ốc hương lỗ nặng
  • TP. HCM hợp tác với Nga về khoa học công nghệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi