Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội cần 19.500 tỷ đồng phát triển điện

Để phục vụ nhu cầu phát triển, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, 5 năm tới, Hà Nội sẽ phải đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện. Đó là nội dung Đề án “Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020” vừa được HĐND TP thông qua.

Hầu hết quá tải


Đánh giá hiện trạng lưới điện Hà Nội, khảo sát mới nhất của UBND TP cho biết, từ đầu năm 2009, nhiều trạm 220kV đã đầy và quá tải không đủ công suất dự phòng khi gặp sự cố, ảnh hưởng lớn đến độ an toàn cung cấp điện. Để chống quá tải cho các trạm 220kV, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư nâng công suất cho 3 trạm 220kV Chèm, Hà Đông, Mai Động, giải quyết tạm thời tình hình cấp điện không ổn định cho Hà Nội trong năm 2010-2011.

Thêm vào đó, hiện tại, độ tin cậy cung cấp của hệ thống lưới điện 220kV chưa cao. Mặc dù các trạm 220kV đều được cấp điện từ hai đường dây nhưng bán kính cấp điện của các trạm dài, tiết diện đường dây lại chưa đủ lớn vì vậy, khi sự cố một đường dây cũng có thể gây quá tải cho đường còn lại. Ngoài ra, các đường dây điện 220kV cấp điện cho khu vực tả và hữu ngạn sông Hồng cũng chưa có sự liên kết nên các nguồn cấp điện cho Hà Nội từ hai phía không hỗ trợ được nhau khi một phía nguồn bị thiếu.

Liên quan tới hệ thống lưới điện truyền tải 110kV, UBND TP đánh giá, phần lớn các tuyến đường dây đã ở tình trạng đầy tải, nhất là khu vực trung tâm thành phố. Do đó, khi có sự cố bất kỳ sẽ gây quá tải nặng phải sa thải phụ tải hoặc mất điện trên diện rộng. Để chống quá tải cho đường dây, hầu hết các đường dây 110kV đều vận hành hở nên tổn thất lớn, độ tin cậy giảm. Hiện nay ngành điện đã thực hiện cải tạo nâng tiết diện, thay dây siêu nhiệt các tuyến dây 110kV sau các trạm 220kV mở rộng (Chèm, Hà Đông, Mai Động) nhằm khai thác hết công suất các trạm 220kV và góp phần cải thiện tình trạng quá tải các đường dây 110kV.

Đủ điện cho nhu cầu phát triển


Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong giai đoạn 2011-2015, sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12-13%/năm. Tiếp đó, giai đoạn 2016-2020 là 9%/năm. Để đảm bảo con số tăng trưởng này, một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định. Theo đó, dự báo, năm 2015, nhu cầu điện thương phẩm của thành phố khoảng 16,513 tỷ kWh; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 12,6%/năm, bình quân trên người là 2.220 kWh/người/năm. Tới năm 2020, điện thương phẩm phải đạt 27,753 tỷ kWh, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 là 11,4%/năm, bình quân trên người là 3.488 kWh/người/năm.

Theo Đề án vừa được thông qua, tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực đến 2015 của thành phố Hà Nội là 19.481,1 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư cho lưới 220kV là 5.981,4  tỷ đồng; lưới 110kV và bù cao thế 4.993,9 tỷ đồng; lưới trung thế 6.568,9 tỷ đồng; hạ thế 1.538,7 tỷ đồng; năng lượng mới tái tạo 398,1 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển lưới điện thành phố chủ yếu là vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và của các tổ chức kinh doanh điện khác... Thành phố sẽ cải tạo đường dây hạ áp, nâng cao chất lượng và khả năng tải 1.027km đường dây. Đồng thời, xây dựng mới 2.635km đường dây hạ áp và lắp đặt thêm 1.346.530 công tơ.

Trả lời thắc mắc về việc Quy hoạch phát triển điện của Hà Nội có tính đến Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô không, ông Nguyễn Huy Tưởng cho biết, cơ quan lập quy hoạch điện thường xuyên làm việc, cập nhật thông tin với bộ phận làm quy hoạch chung. Do đó, quy hoạch điện sẽ đảm bảo tương thích với quy hoạch chung. Cũng theo ông Nguyễn Huy Tưởng, bên cạnh nguồn điện cung cấp từ nhà máy, Hà Nội đã chú ý tới năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới. Liên quan tới ngầm hoá lưới trung áp, Hà Nội đặt mục tiêu, tới năm 2015, toàn thành phố đạt tỷ lệ 35-40%, riêng khu vực trung tâm đạt tỷ lệ 90-100%...

(Báo An ninh Thủ đô)

  • Hà Nội: Tăng cường đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề
  • ĐBSCL: Nông dân nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học
  • Nâng cấp chợ ở Hà Nội: Trung tâm thương mại không có chợ dân sinh?
  • Ninh Thuận: Nuôi ốc hương lỗ nặng
  • TP. HCM hợp tác với Nga về khoa học công nghệ
  • Quảng Nam phấn đấu là tỉnh phát triển khá ở miền Trung năm 2015
  • Hà Nội: Tăng mạnh số lượng nhà ở xây mới
  • 30 năm chinh phục Đồng Tháp Mười: Bộ mặt mới trên vùng đất hoang sơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi