Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bình Định: Dồn sức khôi phục sản xuất sau lũ

Cùng với sự giúp đỡ kịp thời của Chính phủ, chính quyền địa phương, nhân dân tỉnh Bình Định đã dồn sức khắc phục hậu quả nặng nề do lũ gây ra, vượt qua khó khăn và quyết tâm thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân 2010-2011.

Người dân thôn Kim Đông, xã Phước Hòa, Tuy Phước, Bình Định khẩn trương nạo vét sa bồi thủy phá để sản xuất vụ Đông Xuân- Ảnh: Chinhphu.vn

Lũ đi qua, hậu quả để lại còn nặng nề

Những đợt lũ liên tiếp xảy ra từ đầu tháng 10 đến hết tháng 11/2010 đã để lại hậu quả nặng nề, ước tính tổng thiệt hại cơ sở vật chất trên toàn tỉnh khoảng 655 tỷ đồng.

Riêng ngành nông nghiệp bị thiệt hại nặng nhất, có 2.714 ha lúa vụ 3 và vụ mùa bị ngập, ngã đổ không thu hoạch được; trên 3.931 tấn lúa giống chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân bị ngập nước, hư hại; gần 3000 ha hoa màu bị ngập, thối hư, đổ ngã; trên 200 ha diện tích đất ruộng bị sa bồi thủy phá,…

Đặc biệt đã có nhiều công trình thủy lợi đã bị hư hại nặng trong đợt lũ vừa qua, riêng hệ thống đê ngăn mặn (đê Đông) có 5.200 m đê nước tràn qua từ 0,2- 0,5 m, các đoạn đê sông, đê biển bị vỡ, đứt nhiều đoạn đã ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp tại các huyện Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Nhơn, Phù Mỹ…

Dồn sức thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân

Sau những đợt lũ đi qua, cùng với sự giúp đỡ từ Chính phủ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định đã tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả do lũ gây ra.

UBND tỉnh Bình Đĩnh cũng chỉ đạo các địa phương chú trọng, hàn khẩu đê điều, khắc phục các kênh mương nội đồng, công trình thuỷ lợi nhỏ, ưu tiên nạo hốt sa bồi thủy phá đồng ruộng tại huyên Tuy Phước và Phù Cát để trả lại mặt ruộng cho nhân dân sản xuất vụ Đông Xuân.

Bà con nông dân tỉnh Bình Đinh tranh thủ làm đồng buổi trưa để kịp thời xuống giống vụ Đông Xuân - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngoài ra, UBND tỉnh đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp gần 1.200 tấn lúa giống từ nguồn hỗ trợ của Trung ương cho các hộ dân bị mất giống, hư giống, thiếu giống do lũ, trong đó huyện Tuy Phước 300 tấn, Phù Cát 256 tấn, An Nhơn 190 tấn…

Đặc biệt, ngoài số lượng giống được Trung ương hỗ trợ, UBND tỉnh Bình Định đã có chỉ thị yêu cầu các huyện, thành phố cùng với bà con nông dân phải chủ động đảm bảo cung ứng đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu lúa giống. Đồng thời tập trung phòng ngừa các đối tượng sâu bệnh, có nguy cơ gây hại từ đầu mùa vụ, thực hiện xuống giống đúng lịch thời vụ, tiến hành gieo sạ tập trung, đảm bảo thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân năm 2010-2011.

Trưởng Phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Nguyễn Thi Tố Trâm cho biết “Măc dù có một số nơi trên địa bàn tỉnh, thực hiện giao sạ vụ Đông Xuân muộn hơn so với lịch thời vụ, song điều quan trọng là nguồn lúa giống được đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu giống …Đây là điều kiện tốt nhất để thực hiện thắng lợi vụ Đông Xuân tới”, bà Trâm khẳng định.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân này, toàn tỉnh Bình Định gieo sạ tổng cộng 47.700 ha, trong đó lúa chân 2 vụ 19.000 ha, còn lại là lúa chân 3 vụ.

(Theo Thế Phong // Tin Chính phủ)

  • Nước ngoài ấn tượng về hiệu quả chương trình 135 tại Lâm Đồng
  • Hà Nội sẽ có thêm 3 cây cầu ở khu vực phía tây
  • Vì sao các khu công nghiệp ở Cà Mau chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
  • Bắc Giang tập trung thực hiện năm chương trình phát triển kinh tế - xã hội
  • Vầng sáng Cà Mau
  • Mô hình huyện phát triển toàn diện ở Phước Long
  • Hà Nội cần 19.500 tỷ đồng phát triển điện
  • Hà Nội: Tăng cường đầu tư bảo tồn, phát triển làng nghề
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi