Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần Thơ: 9 biên bản ghi nhớ và 2,959 tỷ USD

Liên danh các Cty Rainbow Intl, Việt Đoàn & HMI đầu tư khu DL sinh thái cồn Ấu với số tiền 500 triệu USD

Liên danh các Cty Rainbow Intl, Việt Đoàn & HMI đầu tư khu DL sinh thái cồn Ấu với số tiền 500 triệu USD

Đây là con số ấn tượng của Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch vào thành phố Cần Thơ 2009 vừa được tổ chức. 167 doanh nhân, các nhà ngoại giao, chuyên gia xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước đã tới dự hội nghị đồng thời, cam kết sẽ “bắt tay” chặt chẽ, kịp thời trong quá trình tiếp nhận sự quan tâm, các nguồn đầu tư vào Cần Thơ.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, so với các tỉnh, thành bạn trong vùng, Cần Thơ có 9 lợi thế vượt trội; đó là:“Trọng điểm đầu tư trong chiến lược phát triển của Chính phủ; Thành phố cửa ngõ của cả vùng; Thành phố trung tâm cả vùng ĐBSCL; Hệ thống sông rạch-cơ sở hạ tầng đảm bảo; Tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học cấp vùng; Lực lượng lao động dồi dào; Điểm đến của du lịch; Môi trường đầu tư tuận lợi; Thương hiệu Cần Thơ - Tây Đô vị thế chỉ đứng sau TP HCM”.

Ở chủ đề “Định hướng phát triển trong mối kết liên kết vùng” với nhóm diễn giả trung tâm là đại diện Bộ KH-ĐT, Bộ Công Thương và VCCI Cần Thơ, các diễn giả đã lần lượt nêu quan điểm về mặt mạnh, lợi thế, tiềm năng của Cần Thơ vừa trở thành đô thị loại I, cầu Cần Thơ sắp nối nhịp, hệ thống hạ tầng kinh tế-kỹ thuật (sân bay, bến cảng, đường và cầu giao thông, luồng tàu biển...) đang nỗ lực đầu tư và đưa vào hoạt động phục vụ các phát triển trong giai đoạn mới, hệ thống hạ tầng xã hội (trung tâm nghiên cứu, trường học, bệnh viện và các thiết chế xã hội khác) đang dần hoàn thiện, nâng cao... Tuy nhiên, để Cần Thơ trở thành đầu mối đa trung tâm cho nhiều lĩnh vực, công việc hiện tại và tương lai gần còn rất nhiều việc phải làm. Theo GĐ VCCI Cần Thơ Võ Hùng Dũng: Vị trí, vai trò của Cần Thơ được đánh giá cao trong vùng hạ lưu sông Mekong; vì vậy, Cần Thơ cần quan tâm đến liên kết vùng và liên kết sức mạnh DN. Các tỉnh ĐBSCL đã có bước cải thiện trong chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) nhưng Cần Thơ vẫn cần phấn đấu nhiều nữa, nhất là khi đóng vai trò trung tâm của mối liên kết vùng; đó là chưa nói tương lai không xa, Cần Thơ và cả vùng còn phải đối phó với biến đổi khí hậu...

GĐ điều hành Jetro (Nhật Bản) tại phía Nam, ông Yoshida Sakae đã “mách nước” rằng: Các DN Nhật Bản nhạy cảm với sự an toàn và thói quen chọn lựa tập trung, không đơn lẻ mà thường là đầu tư theo chân đồng hương và lệ thuộc vào DN lớn. DN đi trước “dắt” DN đi sau, khi người đi trước thấy địa chỉ đầu tư có tình hình trị an tốt, các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn, ngân hàng thuận tiện. Lâu nay, các DN Nhật Bản thường tập trung đầu tư ở Hà Nội và TP HCM vì môi trường ở hai nơi này hội đủ điều kiện đầu tư; còn tại Cần Thơ mới chỉ duy nhất 1 DN là vì, nhà đầu tư còn đang xem xét, lựa chọn có nên đầu tư vào đây. Đại sứ Singapore tại Hà Nội, ông Simon Wong Wie Kuen, khi đánh giá chiến lược phát triển của Cần Thơ đã cho rằng: Cần Thơ đừng rập khuôn, theo nguyên mẫu của tỉnh, thành khác mà nên tạo ra nét khác biệt của riêng mình, kể cả trong du lịch sông nước-lĩnh vực mang nét chung của vùng ĐBSCL. “DN Singapore chúng tôi muốn “1 cửa, 1 dấu, 1 chỗ”. Các nhà đầu tư rất thính nhạy trước cơ hội làm ăn. Vì thế, nếu họ chọn Cần Thơ, tôi sẽ khuyến khích họ làm cật lực để giúp Cần Thơ phát triển, như đã từng góp sức xây dựng Singapore không có tài nguyên vẫn trở thành nền kinh tế mạnh như ngày hôm nay” - ông đại sứ nói.

Ở chủ đề “Cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, BĐS và du lịch”, các chuyên gia BĐS, tài chính, quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng: Cần Thơ đã từng có “gạo trắng, nước trong” nhưng muốn phát triển cần có nhiều “gạo trắng, nước trong” hơn mới thật sự tạo được hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Du lịch VN tuy có kim ngạch tương đương các ngành sản xuất mũi nhọn khác với xấp xỉ 2 tỷ USD và tạo ra 1,4 triệu việc làm. Tuy nhiên, nếu so với Thái Lan, Malaysia, Singapore thì còn khá khiêm tốn. Theo các chuyên gia, Cần Thơ cần nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo sự khác biệt so với tỉnh bạn; thông thoáng trong thủ tục hành chính.
 

 9 biên bản ghi nhớ đầu tư được ký kết

1. Cty Fomosa (Đài Loan) ghi nhớ đầu tư KCN Bắc Ô Môn và nhà máy chế biến trái cây vùng ĐBSCL: 164 triệu USD.

2. Rainbow Intl, Việt Đoàn & HMI đầu tư khu DL sinh thái cồn Ấu: 500 triệu USD.

3. Cty CP đầu tư quốc tế Cửu Long ghi nhớ đầu tư TT TM: 25 triệu USD.

4. Cty Kiến Á-Vĩ Cường ghi nhớ đầu tư cầu chữ Y: 150 triệu USD.

5. Rainbow Intl & CPK Group đầu tư khu ĐT Nam Cần Thơ: 160 triệu USD.

6. Hiệp hội BĐS VN ghi nhớ đầu tư các DA BĐS: 1 tỷ USD.

7. CPK Group ký ghi nhớ hỗ trợ các DA phát triển ĐBSCL: 900 triệu USD.

8. Cty Sài Gòn - Tân Kỳ (Nghệ An) ghi nhớ xây dựng nhà máy xi măng: 30 triệu USD.

9. Vina Capital ký đầu tư khu dân cư - thương mại, nghỉ dưỡng:

30 triệu USD.

(Theo Huy Bình // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thái Bình: Sẵn sàng đón đầu tư của Nhật Bản
  • Khai thác hiệu quả tuyến giao thông đường thủy ở Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Phú Yên kêu gọi đầu tư 9 hạng mục lớn
  • Kinh tế biển Quảng Ngãi: Nhìn từ việc đầu tư phát triển hạ tầng nghề cá
  • Quảng Ngãi: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn ở mức thấp
  • Bình Định: Đầu tư 60 tỷ đồng xây dựng "Đảo Thanh niên" cù lao Xanh
  • Đà Nẵng xếp hạng nhất về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT
  • Hoàng Anh Gia Lai xây thủy điện ở Thanh Hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi