Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối năm 2009, xe tải sẽ được lưu thông qua cầu Phú Mỹ

 Sau khi khánh thành vào ngày 2.9, cầu dây văng Phú Mỹ đã chính thức đưa vào khai thác từ ngày 9.9.

Do các dự án đường kết nối với cầu vẫn còn dang dở, nên chỉ xe gắn máy 2 bánh và xe ôtô dưới 9 chỗ được phép lưu thông qua cầu, còn các phương tiện khác phải đợi đến cuối năm.

Ngay từ sáng sớm, cả nghìn người dân đã tập trung ở khu vực đường dẫn hai đầu cầu nối Q.7 với Q.2, chờ được lưu thông qua cây cầu dây văng đầu tiên và hiện đại nhất TPHCM. Theo bà Nguyễn Thị Mỹ (nhà ở Q.2), cầu Phú Mỹ xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng giúp việc đi lại của người dân Q.2 và Q.7 thuận tiện hơn rất nhiều.

Trước đây, muốn đến Q.7, người dân Q.2 phải qua phà hoặc cầu Thủ Thiêm vào trung tâm Q.1, rồi sau đó theo đường Nguyễn Tất Thành (Q.4) sang Q.7, mất khoảng 30 phút. Hiện nay, người dân có thể đi trực tiếp qua cầu Phú Mỹ, chỉ mất khoảng 10 phút.

Với năng lực thông xe trên 100.000 chiếc mỗi ngày, cầu Phú Mỹ giữ vai trò rất quan trọng, tạo sức bật mới cho sự phát triển KT-XH của các quận 2, 7, 9, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông của thành phố.

Tuy nhiên, do các dự án đường kết nối với cầu vẫn còn ngổn ngang, chỉ cho xe 2 bánh gắn máy và xe ôtô dưới 9 chỗ lưu thông, nên hiện nay cầu Phú Mỹ vẫn chưa thể phát huy hết tác dụng. Phía bên bờ Q.7, người dân phải lưu thông tạm vào đường Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Quỳ để lên cầu.

Còn bên bờ Q.2, người dân lưu thông tạm trên một nhánh của đường vành đai phía đông đến liên tỉnh lộ 25B - đang trong giai đoạn thi công chưa hoàn thiện.

Theo ông Nguyễn Thành Thái – Tổng GĐ Cty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ - phải đợi cuối năm 2009, các dự án đường kết nối (nút giao thông A và đường nối Nguyễn Văn Linh – cầu Phú Mỹ thuộc Q.7, đường nối cầu Phú Mỹ từ bờ Q.2 đến Q.9) thi công hoàn thành thì tất cả phương tiện xe tải mới được lưu thông qua cầu.

Theo ghi nhận của PV, do chỉ có xe gắn máy 2 bánh và xe ôtô dưới 9 chỗ lưu thông qua cầu Phú Mỹ, nên hiện nay tình hình giao thông trên liên tỉnh lộ 25B chưa đến nỗi quá căng thẳng.

Đến cuối năm 2009, khi đường kết nối với cầu Phú Mỹ (từ Nguyễn Văn Linh đến vành đai phía đông xong), sẽ có lượng lớn xe tải hướng từ Q.7 qua cầu Phú Mỹ đổ ra liên tỉnh lộ 25B, để ra xa lộ Hà Nội (Q.9), khi đó ùn tắc tại liên tỉnh lộ 25B là điều khó tránh khỏi. Hiện liên tỉnh lộ 25B rộng chỉ 2 làn xe và thường xuyên quá tải với lượng xe tải, xe container ra từ xa lộ Hà Nội vào cảng Cát Lái.

Dù dự án mở rộng liên tỉnh lộ 25B đã được Cty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) triển khai đầu tư từ tháng 6.2009, song vì vướng công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay chỉ mới khởi công xây dựng được hạng mục cầu Giồng Ông Tố và chưa biết đến khi nào dự án mới hoàn thành.

Để sẻ chia bớt áp lực giao thông cho liên tỉnh lộ 25B, không dự án nào khác ngoài đại lộ Đông – Tây đi qua địa bàn Q.2. Thế nhưng, dự án đại lộ Đông - Tây chỉ phát huy tác dụng sau khi hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn và đoạn đại lộ phía Q.2 đưa vào khai thác, trong khi dự kiến phải đến quý IV/2010 dự án này mới hoàn thành.

 

(Theo Lao Động/vietnamshipper)

  • Các gói Kích cầu tại Đồng Nai : Cần duy trì hợp lý
  • DN Miền Trung: Cần vốn hay cần thay đổi cấu trúc ?
  • Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Hà Nội: Mục tiêu tăng 10 bậc
  • Kinh tế cửa khẩu - “Tiền đồn” cho hàng Việt
  • Điện Biên phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh miền núi biên giới vững mạnh
  • Hà Nội: 9 tháng, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14%
  • Xuất khẩu thủy sản của Bạc Liêu đạt trên 107 triệu USD
  • Khởi động dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi