Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông nghiệp Điện Biên phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2009

Năm 2008, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về thời tiết cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Điện Biên là giá cả vật tư lên, xuống đột ngột... nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là sản xuất lương thực đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, thuỷ sản vẫn duy trì và phát triển. Sản xuất lâm nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu khoanh nuôi tái sinh. Đời sống nhân dân các dân tộc được đảm bảo. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Điện Biên phấn đấu đạt được những kết quả tốt hơn trong năm 2009.

Những kết quả đạt được...

Ngay từ đầu vụ sản xuất, các địa phương trong Tỉnh đã chủ động chuẩn bị vật tư, giống cây, con, tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật và triển khai nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất kịp thời. Quá trình chỉ đạo sản xuất đảm bảo theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tập trung giải quyết khắc phục hậu quả của rét đậm, rét hại và mưa lũ đầu năm; chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh trên lúa; tổ chức tiêm phòng gia súc định kỳ, đảm bảo sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm, không có dịch lớn xảy ra.

Sản xuất cà phê tăng mạnh về diện tích, tập trung ở vùng cà phê huyện Mường Ảng, là năm khởi đầu thực hiện dự án phát triển 1.500 ha cà phê.

Năm 2008 là năm khởi đầu chương trình trồng cây cao su đối với tỉnh Điện Biên theo phương thức cổ phần, trồng cao su đại điền (người dân đóng góp bằng đất đai là 10 triệu đồng/ha). Đã tổ chức trồng mới được 986 ha tại xã Thanh Nưa, Mường Pồn, Sam Mứn -  huyện Điện Biên.

Đạt được những kết quả năm 2008 là do sản xuất nông lâm nghiệp thường xuyên được sự chỉ đạo sát sao của Bộ NN&PTNN, Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh Điện Biên và việc triển khai thực hiện của các ngành, các cấp từ huyện tới xã, phường nhằm giúp nhân dân ổn định sản xuất và tăng thu nhập nâng cao đời sống.

Các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư tiếp tục được duy trì và nhân rộng như chương trình 135 giai đoạn 2, chương trình 134... Đặc biệt là chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại đo đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, cùng với nỗ lực của các hộ nông dân vươn lên vượt qua khó khăn, do vậy, sản xuất vụ đông xuân và vụ mùa đã thu được những kết quả đáng phấn khởi.

...Và không ít khó khăn

Diễn biến phức tạp của thời tiết năm 2008 đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn cả nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng. Vụ Đông xuân, rét đậm rét hại kéo dài đã làm 3.675 ha lúa bị thiệt hại; làm chết 8.873 con trâu, bò. Thời gian sinh trưởng cây lúa kéo dài, ảnh hưởng tới thời vụ gieo cấy lúa mùa sớm và gieo trồng cây vụ đông. Nhiều diện tích lúa đông xuân chính vụ thu hoạch gặp mưa, không phơi sấy được, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Lượng mưa từ tháng 6 đến tháng 9 diễn biến bất thuận cho sản xuất cùng với thời tiết nắng nóng xen kẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh bùng phát. Mưa lớn còn làm nhiều công trình thuỷ lợi, kênh mương bị sạt lở, một số diện tích lúa, ngô, hoa màu bị vùi lấp, cuốn trôi.

Do ảnh hưởng của biến động giá cả nên giá một số vật tư nông nghiệp biến động lớn, hạn chế đầu tư của nông dân nhất là các hộ nghèo.

Việc dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh còn bị hạn chế. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân ở nhiều nơi triển khai chậm, thiếu đồng bộ.

Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi rừng, đất rừng trái phép vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Việc chỉ đạo nghiệp vụ của một số đơn vị hạt kiểm lâm đôi lúc còn buông lỏng, thụ động, quản lý lâm sản chưa chặt chẽ. Chính sách trồng rừng 661 chưa phù hợp nên chưa thu hút nhân dân tham gia tích cực.

Một số văn bản các ngành tham mưu giúp UBND Tỉnh tháo gỡ khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn chậm và chưa đầy đủ.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong năm 2009

Để  triển khai thực hiện hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 trong điều kiện kinh tế khó khăn chung của cả nước đòi hỏi các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn phải quyết tâm triển khai  thực hiện 7 nhiệm vụ, 9 nhóm giải pháp thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn, cụ thể:

Sản xuất lương thực: Cần tăng cường đầu tư phát triển cây lương thực có thế mạnh của từng địa phương. Khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng vụ. Chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất lương thực để đáp ứng yêu cầu lương thực tại chỗ ở các địa bàn tái định cư, vùng sâu, vùng cao. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả.

Chăn nuôi: Các ban, ngành cần phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện dự án quy hoạch chăn nuôi trâu, bò thịt theo hướng sản xuất hàng hoá. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chính quyền cấp xã, người dân chủ động phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi.

Phát triển lâm nghiệp, cao su, cà phê, chè: Tăng cường chỉ đạo, thực hiện giải phóng đất đai, tạo điều kiện cho khai hoang làm đất đảm bảo thời vụ trồng mới rừng sản xuất, cao su, cà phê, chè theo kế hoạch. Đẩy nhanh tiến độ rà soát, xây dựng, phê duyệt các dự án trồng rừng, trồng cây cao su, cà phê, chè...

Tăng cường công tác kiểm lâm, bảo vệ rừng. Thực hiện có hiệu quả khoanh nuôi rừng tái sinh bằng nguồn vốn ngân sách 26.935,8 ha. Tăng cường tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/QĐ-TTg từ cơ sở. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với một số hạt Kiểm lâm trực thuộc nhằm quản lý tốt lâm sản.

Công tác thuỷ lợi: Chỉ đạo tích nước các hồ chứa đủ dung tích thiết kế, điều tiết nước tưới hợp lý, hiệu quả, thực hành tiết kiệm nước đối với các hồ chứa và các công trình thuỷ lợi khác. Thực hiện tu sửa, nạo vét các công trình kênh mương, đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp năm 2009. Khẩn trương xây dựng hoàn thành các công trình thuỷ lợi đã đầu tư, sớm đưa vào phục vụ sản xuất.

Cùng với đó, để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu nông nghiệp năm 2009, cần có sự phối hợp chỉ đạo của UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng với Sở NN&PTNN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; sự quan tâm của Bộ NN&PTNN, Chính phủ để có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại tỉnh Điện Biên, đặc biệt là các huyện khó khăn./.

(Theo tapchikinhtedubao)

  • Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới
  • Điện Biên tiềm năng, cơ hội đầu tư
  • Hải Dương: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hồi phục
  • Một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương Hải Dương tháng 9/2009.
  • Quảng Trị khai thác lợi thế hành lang kinh tế Ðông - Tây
  • Khởi công dự án cầu Cửa Đại - Hy vọng đổi thay một vùng duyên hải
  • Khởi công dự án nâng cấp QL2C qua địa phận Tuyên Quang
  • Tây Nguyên hùng vĩ vẫn chờ được đánh thức
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi