Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh cần 20.000 lao động thời vụ

Khác với tháng 10, thị trường lao động TP trong 2 tháng cuối năm sẽ “chuộng” lao động phổ thông làm việc thời vụ. 

Nhu cầu tuyển nhân viên thời vụ như bán hàng, marketing... sẽ tăng cao trong 2 tháng cuối năm - Ảnh minh họa

Dự báo này được Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh đưa ra sau khi khảo sát trên hơn 1.100 doanh nghiệp tuyển dụng và 7.500 người có nhu cầu tìm việc.

Phó giám đốc Trung tâm Trần Anh Tuấn đánh giá, thị trường lao động tháng 10 khá bình ổn do các doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định sản xuất kinh doanh. Thời điểm này, các doanh nghiệp tập trung tuyển dụng những nhà quản lý có trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Nhu cầu tuyển dụng của tháng 10 cũng tăng nhẹ (1,47%) so với tháng 9. Marketing -  Nhân viên kinh doanh vẫn là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (20,04%).

Đặc biệt, chỉ số nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông giảm mạnh so với tháng trước (giảm 29%). Trong khi đó, lao động có trình độ tăng đáng kể, đặc biệt là đối với trình độ đại học và trên đại học lĩnh vực quản lý ở các ngành: Quản lý điều hành, Kế toán - Kiểm toán, Marketing -  Nhân viên kinh doanh, Xây dựng - Kiến trúc, Quản lý nhân sự - Hành chính văn phòng.

Dựa vào các kết quả khảo sát thực tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong 2 tháng cuối năm, thị trường lao động TP có nhu cầu việc làm ổn định, cần 30.000 lao động trung và dài hạn, khoảng 20.000 lao động làm việc thời vụ ngắn hạn.

Đặc biệt, ngành nghề Dịch vụ - Phục vụ và Marketing sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất cao đối với lao động thời vụ.

Ông Trần Anh Tuấn lưu ý, thời điểm 2 tháng cuối năm, nhiều doanh nghiệp sẽ có thông tin tuyển dụng số lượng lớn lao động để chuẩn bị cho việc bù đắp nhân sự sau Tết và nhu cầu năm 2011. Vì vậy, người lao động cần nghiên cứu kỹ về công việc trước khi nộp hồ sơ, tránh tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”.

Bên cạnh đó, người lao động nên đến các sàn giao dịch, các trung tâm giới thiệu có uy tín và nộp hồ sơ trực tiếp cho nhà tuyển dụng để không bị “cò việc làm” lừa đảo dẫn đến mất tiền mà vẫn không tìm được việc.

(Theo Thu Cúc // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi