Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đưa Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Đảng bộ và chính quyền Thừa Thiên - Huế phải tập trung xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với vai trò là ba trung tâm: Trung tâm văn hoá - du lịch đặc sắc của Việt Nam; Trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước; Trung tâm y tế chuyên sâu.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang yêu cầu Thừa Thiên - Huế tập trung xây dựng đô thị Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị trong tỉnh - Ảnh: Chinhphu.vn

Sáng 6/9, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 349 đại biểu chính thức, đại diện cho 35.171 đảng viên trong toàn tỉnh.

Đồng chí Trương Tấn Sang - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Trong 5 năm qua, Thừa Thiên - Huế có mức tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định (GDP bình quân trong 5 năm đạt trên 12%/năm). GDP bình quân đầu người đạt trên 1.150 USD. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, từ 900 tỉ đồng năm 2004 lên hơn 3.000 tỉ đồng năm 2010. Du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hệ thống đô thị Thừa Thiên - Huế phát triển đúng theo quy hoạch.

Chương trình xoá đói, giảm nghèo, xoá nhà tạm được đẩy mạnh, tỉnh đã hoàn thành chương trình xoá nhà tạm cho đồng bào 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thành công các kỳ Festival Huế đã góp phần nâng cao vị thế của Thừa Thiên - Huế  và mở ra triển vọng mới trong hội nhập và phát triển với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sáu nhiệm vụ cần quan tâm

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Trương Tấn Sang yêu cầu, trong 5 năm tới Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phải phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế ngày càng giàu đẹp, phát triển nhanh và bền vững.

Trên tinh thần đó, đồng chí Trương Tấn Sang đề nghị Đại hội tập trung thảo luận sáu vấn đề.

Trước hết, Đảng bộ và chính quyền Thừa Thiên - Huế phải coi việc phát triển đô thị là quan tâm hàng đầu để xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Để làm được điều này, cần tập trung xây dựng đô thị Huế xứng tầm là đô thị hạt nhân, tạo nền tảng để thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị gắn với các khu công nghiệp, khu du lịch. Quy hoạch phát triển đô thị ở Thừa Thiên - Huế phải gắn kết với phát triển nông thôn ven đô, gắn bó hài hoà giữa đô thị với các vùng nông nghiệp, nông thôn mới, những làng quê mang đặc thù của Thừa Thiên - Huế.

Thứ hai, tập trung hoàn chỉnh và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng. Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế, gắn các khu vực tập trung phát triển kinh tế của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia; tích cực mở rộng liên kết với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước nằm trong khu vực hành lang kinh tế Đông – Tây.

Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và các doanh nghiệp để phát triển nhanh và bền vững. Đối với vùng kinh tế Tam Giang- Cầu Hai, đồng chí Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo phải xây dựng vùng này thành một vùng kinh tế tổng hợp, năng động, gắn với bảo tồn, dự trữ sinh quyển, xây dựng trung tâm kinh tế mạnh.

Tỉnh cần tập trung xây dựng Thừa Thiên – Huế với vai trò là ba trung tâm: Trung tâm văn hoá - du lịch đặc sắc của Việt Nam; Trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước; Trung tâm y tế chuyên sâu.

Cùng với đó, phải gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, bảo đảm an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cảnh quan sinh thái; tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đặc biệt là an ninh chính trị.

Một vấn đề nữa mà Đảng bộ cần đặc biệt quan tâm là công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Đồng chí Trương Tấn Sang cũng đề nghị Đại hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, công tâm và khách quan để bầu vào Ban Chấp hành mới những đồng chí đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Đồng thời, xem xét lựa chọn những đồng chí xứng đáng, đủ tiêu chuẩn, để bầu vào đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

(Theo Trần Ngọc Dương // Tin Chính phủ)

  • TPHCM: Cứ mưa là ngập
  • Hải Phòng: Hợp long cầu Khuể
  • Lâm Đồng: phát triển vùng tre nguyên liệu khoảng 1.000ha
  • 3 tuyến metro tại TPHCM Hỗ trợ 3 trục giao thông lớn
  • TP Hồ chí minh – Những công trình trọng điểm Đại lộ Đông Tây - Con đường “tơ lụa”
  • Lá phổi xanh phía Đông Bắc thành phố
  • Đồng Nai dành 60.000 héc ta đất cho nông nghiệp công nghệ cao
  • Lập quy hoạch chi tiết Khu xử lý chất thải Sóc Sơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi