Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm nghèo bền vững từ rừng

Nhà máy sản xuất giấy đế Bình Trung thường xuyên tiêu thụ lâm
sản cho người dân địa phương.  

Các xã Nghĩa Tá, Bình Trung, Lương Bằng thuộc huyện Chợ Ðồn (Bắc Cạn) từng là căn cứ địa trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Cùng với lòng người, rừng núi trùng điệp bát ngát đã từng bảo vệ Bác Hồ, nhiều đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước ở và làm việc. Ngày nay, rừng lại giúp đồng bào giảm nghèo bền vững.

Xã Bình Trung có diện tích tự nhiên hơn 6.500 ha nhưng chỉ có gần 300 ha đất nông nghiệp, còn lại là rừng và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã, có Nhà máy sản xuất giấy đế Bình Trung thường xuyên tiêu thụ lâm sản cho nhân dân và tỉnh lộ 254 chạy xuống tỉnh Thái Nguyên. Từ tỉnh lộ 254 có các đường 'xương cá' để ô-tô tải nhỏ, máy kéo len lỏi vào các thôn, bản vận chuyển lâm sản đi tiêu thụ. Xác định phát triển lâm nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính ở địa phương, đến nay, Bình Trung đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý, sử dụng. Rừng có chủ nên được khoanh nuôi, bảo vệ tốt, không còn tình trạng cháy rừng, phát, phá rừng làm nương rẫy như những năm trước.

Các bản Khuổi Ðẩy, Vằng Dọc có 110 hộ đồng bào Mông sinh sống. Mặc dù không có ruộng để cấy lúa, xa trung tâm xã đến mười cây số, nhưng hiện nay, bà con không phát, phá rừng làm nương rẫy mà đã chú trọng khoanh nuôi bảo vệ rừng. Việc khoanh nuôi, tỉa thưa rừng vầu, tre bán cho Nhà máy sản xuất giấy đế Bình Trung đã mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con. Ðiển hình như hộ ông Giàng Seo Sánh ở bản Vằng Dọc đã giàu lên từ kinh tế rừng. Ông mua được ô-tô tải để vận chuyển lâm sản của gia đình và của bà con trong bản đến bán cho nhà máy. Chỉ tính riêng năm 2010, nhân dân trong xã Bình Trung đã bán 1.226 tấn nguyên liệu giấy và hàng nghìn khối gỗ rừng trồng với số tiền thu được gần một tỷ đồng. Giải quyết việc làm và thu nhập ổn định từ rừng là động lực để nhân dân tích cực trồng rừng sản xuất. Từ năm 2005 đến năm 2010, nhân dân xã Bình Trung đã trồng được 542 ha rừng, chủ yếu là keo và mỡ. Trong đó, Nhà nước đầu tư vốn hơn 134 ha, diện tích còn lại là do nhân dân tự đầu tư. Do đó, tỷ lệ che phủ của rừng đã nâng lên từ 50% năm 2005 lên hơn 60% diện tích tự nhiên như hiện nay. Diện tích rừng trồng, chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, mang lại nguồn thu lớn cho nhân dân trong xã. Từ kinh tế rừng mang lại, đời sống nhân dân Bình Trung được cải thiện rõ rệt. Mỗi năm giảm bình quân 5% số hộ nghèo, đến nay 80% số hộ trong xã có điện lưới quốc gia, có ti-vi và cơ bản không còn nhà tạm.

Cũng như Bình Trung, nhân dân các xã chung quanh là Nghĩa Tá, Lương Bằng, Phong Huân cũng chú trọng phát triển kinh tế rừng. Giám đốc Nhà máy giấy đế Bình Trung Trương Quốc Tự cho biết: 'Những năm qua, nhà máy của chúng tôi đã giải quyết đầu ra ổn định cho lâm sản của nhân dân trong vùng với số lượng không hạn chế, giá thành hợp lý. Chỉ tính riêng năm 2010, chúng tôi chi gần bốn tỷ đồng mua nguyên liệu của nhân dân'.

Ðể kinh tế lâm nghiệp ở các xã phía nam huyện Chợ Ðồn phát triển, đồng bào dân tộc thiểu số ở đây mong muốn, các cấp chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh tăng cường chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp cho bà con. Vì trong khi nghề rừng đang trở thành nghề sản xuất chính của cả vùng, thì những lớp tập huấn về lĩnh vực này lại chưa được mở nhiều, do cấp xã không có kinh phí để tổ chức lớp học, mời giáo viên. Những năm gần đây, nhân dân mỗi xã tự bỏ vốn trồng hàng trăm ha rừng sản xuất, nhưng lại chưa có kỹ thuật, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Vốn để thâm canh rừng cũng rất thiếu nên mới chỉ trồng rừng ở mức độ quảng canh, chất lượng rừng trồng chưa đạt yêu cầu, năng suất rừng trồng thấp. Ðiều này gây lãng phí tài nguyên đất lâm nghiệp. Do đó, bà con cũng mong muốn thời gian tới được vay vốn trồng rừng với thời hạn dài hơn, số vốn được vay nhiều hơn vì chu kỳ trồng rừng phải sau bảy đến tám năm mới cho khai thác. Nếu giải quyết tốt hai vấn đề này, thì kinh tế lâm nghiệp ở huyện Chợ Ðồn sẽ phát triển hơn.

(Theo Bài và ảnh: THẾ BÌNH/nhandan)

  • Quảng Ninh : Đưa xuống nước tàu chở hàng 53.000 tấn
  • Nhiều công trình lớn ở Lạng Sơn bị chậm tiến độ
  • Xử lý các vụ khai thác vàng sa khoáng ở Phú Yên
  • Mùa ép dầu xứ Quảng
  • Phát triển kinh tế trang trại ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Hà Nội thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát: Một mục đích nhiều cách làm
  • Liên kết sản xuất, nhìn từ một xã ngoại thành Hà Nội
  • Mô hình "gia đình tiết kiệm điện" ở thành phố Hồ Chí Minh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi