Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đóng tàu tái cơ cấu sản xuất

Sáng 9-9, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp với các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn nhằm bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên của Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin) trên địa bàn Hải Phòng theo Kết luận của Bộ Chính trị và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì cuộc họp, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Thành đã yêu cầu các cấp, các ngành thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư đúng hướng.

Đối với những dự án không đúng theo định hướng theo chỉ đạo của Chính phủ, thì thành phố cùng các doanh nghiệp sẽ rà soát, đánh giá lại tiến độ, hiệu quả đầu tư, đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch quản lý chung để đề xuất, báo cáo Chính phủ quyết định.

Thành phố sẽ xem xét và thu hồi lại đất đai các dự án không phù hợp quy hoạch, chậm triển khai, kém hiệu quả.... UBND thành phố Hải Phòng sẽ thành lập tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND thành phố Đan Đức Hiệp phụ trách nhằm tập trung chỉ đạo việc tổ chức tái cơ cấu lại sản xuất của các doanh nghiệp đóng tàu.

Trên địa bàn Hải Phòng hiện có 46 doanh nghiệp đóng tàu, trong đó có chín đơn vị thuộc Tập đoàn CNTT Việt Nam (Vinashin). Hiện các doanh nghiệp thuộc Vinashin đang triển khai 39 dự án đầu tư, trong đó chỉ có 17 dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề chính của Vinashin. Phần lớn các dự án đầu tư đều chậm tiến độ và có 15 dự án chưa triển khai.

Cuộc “khủng hoảng” của Vinashin đã khiến ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng bị trì trệ và làm ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Trong tám tháng năm 2010, giá trị sản xuất của ngành đóng tàu chỉ đạt 2.589 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ và chỉ chiếm tỷ trọng 9,6% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thấp hơn nhiều so với con số bình quân chung nhiều năm từ 15 - 17%...

TP Hải Phòng chủ động chỉ đạo các ngành liên quan như hải quan, thuế, kế hoạch - đầu tư... nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất, đề xuất với các bộ, ngành trung ương, ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng khoanh nợ, giãn nợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đóng tàu tiếp tục triển khai nhanh các dự án đầu tư phát triển sản xuất đúng hướng. 

Cần tập trung vào đóng mới loại sản phẩm chính hiện đã có thị trường tiêu thụ và đơn đặt hàng; khôi phục lại hoạt động sửa chữa tàu thủy đã không được quan tâm trong thời gian qua, để tận dụng lợi thế trang thiết bị nhà xưởng và bảo đảm việc làm cho người lao động; dừng triển khai các dự án đầu tư không đúng ngành nghề, không hiệu quả, để tập trung vốn vào lĩnh vực chính; khẩn trương hoàn thành việc bàn giao các dự án không thuộc lĩnh vực chính cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo chỉ đạo...

(Theo NGÔ QUANG DŨNG // Nhandan Online)

  • Ninh Thuận tận dụng lợi thế, phát triển kinh tế
  • Vĩnh Phúc phấn đấu năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp
  • Hải Dương phát triển công nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững
  • Phú Yên đẩy mạnh phát triển công nghiệp
  • Những sản phẩm chủ lực của TP Hồ Chí Minh đang ở đâu?
  • Cần 2.310 tỷ đồng nâng cấp đê biển, cửa sông ĐBSCL
  • Thu hút đầu tư vào ĐBSCL: Cần có “nhạc trưởng”
  • Thanh niên tình nguyện ra quân làm sạch Thủ đô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi