Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Gia Lai năm 2010: Triển vọng và thách thức

Bức tranh kinh tế Gia Lai năm 2009 thật đặc biệt với cả hai trạng thái: Khó khăn hội tụ, dồn nén đến đỉnh điểm từ những tháng đầu năm; và sự giải tỏa áp lực với nhiều cố gắng đáng được ghi nhận từ những tháng cuối năm, củng cố niềm tin và hy vọng nó sẽ tiếp tục đà tăng trưởng bền vững khi bước vào năm 2010.

Nhìn lại kinh tế năm 2009

Chế biến hạt điều
Chế biến hạt điều

Đối với nền kinh tế Gia Lai, suy giảm kinh tế toàn cầu và thiên tai là hai yếu tố tác động mạnh nhất, song với sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và sự trở bộ rất quyết liệt từ các tác nhân kinh tế trong tỉnh, năm 2009 dần khép lại và bức tranh kinh tế cả năm đã dần sáng tỏ với mức tăng trưởng GDP ước đạt 15,61%. GDP bình quân đầu người đạt 12,43 triệu đồng/người/năm, tăng 17,9% so với năm 2008. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước gần 7.183 tỉ đồng, đạt 107,2%, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2008. Tổng thu ngân sách ước đạt 1.860 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu của Chính phủ, Nghị quyết HĐND tỉnh giao và tăng 4,6% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 14,32%, giảm 3,8% so với năm 2008. Thu hút đầu tư đạt khá. Đặc biệt, các chính sách kích cầu trong đầu tư Chính phủ phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất phát huy tốt nguồn nội lực, ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế- xã hội của tỉnh phát triển.

Hiệu quả tích cực từ việc triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp của Chính phủ và của tỉnh để ổn định và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội; an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội được giữ vững- yếu tố quan trọng hàng đầu để an dân và phát triển kinh tế đã thể hiện khá rõ. Tuy chưa thỏa mãn với những gì đã đạt được, nhưng cũng bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng.

Hướng đến năm 2010

Năm 2010 có tầm quan trọng đặc biệt với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, bởi đây là năm cuối thực hiện các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra. Và đây cũng là thời cơ để thực hiện chương trình tổng thể tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, khắc phục những tồn tại yếu kém, tạo bước khởi đầu cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm tiếp theo (2011-2015). Để góp phần hoàn thành tốt các mục tiêu trên, thiết tưởng các cấp, các ngành cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Định hướng phát triển kinh tế phải đi đôi với việc xây dựng thương hiệu mới cho tỉnh, tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng hoàn thiện và triển khai cơ chế “một cửa liên thông” trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh ở cấp huyện và tương đương nhằm nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian tới trên cơ sở lợi thế so sánh động.

Công trình nhà máy nhiệt điện thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy
Công trình nhà máy nhiệt điện thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy

Tạo dựng môi trường tốt để thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng cuộc sống để nhà đầu tư yên tâm đầu tư; tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án trọng điểm, tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản và giải ngân hết các nguồn vốn theo kế hoạch; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, chuẩn bị phục vụ cho các dự án triển khai tại tỉnh.

Tiếp tục theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính sách kích cầu đối với các khoản vay trung- dài hạn và Quyết định 497/QĐ-TTg đối với khoản vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp… Đồng thời quan tâm đầu tư phát triển “tam nông”, những đối tượng chịu nhiều tác động nhất trong hội nhập kinh tế.

Quan tâm giải quyết từng bước 3 “nút thắt” cổ chai của nền kinh tế (hạ tầng, nhân lực và thủ tục hành chính). Bởi đây là những yếu tố quyết định thứ hạng trong các bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.

Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh các yếu kém cố hữu (vốn, công nghệ, lao động), năm 2010, doanh nghiệp còn chịu thách thức lãi suất và tỷ giá. Đường cong lãi suất sau thời kỳ khủng hoảng là xu hướng tăng dần lên và Việt Nam vẫn đang nằm trong xu hướng đi lên chứ chưa chạm đỉnh.

Gia Lai đã bước vào giai đoạn cải cách và phát triển mới. Cải cách trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi không chỉ bản lĩnh chính trị, quyết tâm lớn mà cả trí tuệ cũng phải vươn lên tầm cao mới. Chỉ có như vậy, những tiềm năng đã và đang bật dậy mới bền vững, dài lâu.

(Theo Trọng Bảo // Báo Gia Lai )

  • KIÊN GIANG: Trên 164 tỉ đồng phát triển vùng nuôi cá tra
  • BẾN TRE: Nguồn cung ít, bưởi da xanh tăng giá
  • TPHCM: Doanh nghiệp "ngại" đấu thầu các tuyến xe buýt
  • Long An Rút ruột ruộng đồng làm khu công nghiệp
  • Cửa khẩu Cầu Treo – Hà Tĩnh : Mô hình ba tầng kiểm soát
  • Xây luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
  • TP.HCM đảm bảo đủ hàng hóa cho thị trường Tết
  • Bình Định: Doanh nghiệp đông, nhưng năng lực yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi