Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Long An: Xăng dầu “chảy” qua biên giới

Với những diễn biến giá xăng dầu thế giới và với những chính sách điều hành giá xăng dầu trong nước, hiện giá bán lẻ xăng dầu ở hai bên biên giới thuộc tỉnh Long An chênh lệch nhau khoảng 4.000đ/lít. Mức chênh lệch này đã đủ để xăng dầu từ các cây xăng vùng biên “chảy” qua bên kia biên giới.

Nơi bán, nơi không


Ngày 16.1, PV Lao Động có chuyến khảo sát dọc tuyến biên giới thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Hiện đang vào đầu vụ lúa đông xuân, nhu cầu xăng dầu cho bơm nước ở cả hai bên biên giới đều rất cao. Dọc các con đường cặp biên giới, nhiều người dân chở xăng dầu bằng can nhựa 20 – 30 lít từ phía các khu dân cư tập trung ra đồng ruộng cặp đường biên. Trong số đó, có không ít những chiếc xe mang biển số Campuchia (hoặc không biển số) chạy qua biên giới bằng con đường chính thức hoặc theo những lối mòn cặp đường biên.

Ghé vào cây xăng của Cty xăng dầu Long An thuộc xã Thái Bình Trung (huyện Vĩnh Hưng), PV Lao Động hỏi mua 1 can xăng 30 lít. Nhân viên bán hàng cho biết, theo chỉ đạo của Cty, họ chỉ được bán hàng bằng can cho những người dân địa phương mà họ biết chắc là nông dân có nhu cầu mua xăng dầu bơm nước. Còn người lạ họ không được phép bán.

Ghé vào quán nước gần đó theo dõi, PV thấy họ nói đúng, không có chiếc xe gắn máy nào ghé vào đây mua 1 lần 3 – 4 can xăng như đã thấy ở khu vực biên giới. Thế nhưng, khi PV đến cây xăng Hoàng Minh - một điểm bán xăng dầu nằm khuất trong con hẻm nhỏ gần đó - mọi chuyện lại khác. Liên tục có những chiếc xe gắn máy biển số Campuchia (hoặc không biển số) ghé vào đây đổ mỗi lần 3 – 4 can xăng, dầu (loại 30 lít/can), xong chạy nhanh về phía biên giới cách đó chừng 500m. PV thử ghé vào mua xăng bằng can, nhân viên bán hàng vui vẻ rót xăng mà không cần biết là ai.

Họ mua chủ yếu để xài

Lân la làm quen với một người dân Campuchia sắp vào mua xăng, bằng giọng tiếng Việt lơ lớ, anh cho biết, anh mua xăng về để bơm nước cho 2ha ruộng lúa 1 tháng tuổi ở gần biên giới.    

Anh phải cất công qua biên giới mua xăng vì giá bán bên Việt Nam thấp hơn khoảng 120 ngàn đồng cho mỗi can xăng (30 lít), trong khi ở bên kia biên giới anh cũng phải đi mua xăng với quãng đường xa tương tự. Giải thích về việc mua 1 lần tới 4 can xăng, anh nói: “Mua về xài cả vụ lúa”. Anh cũng cho biết, anh qua lại cửa khẩu dễ dàng vì có giấy thông hành dành cho người địa phương. Anh cũng không thấy trạm kiểm soát hai bên làm khó dễ gì chuyện chở xăng dầu.

Một người chạy xe Honda ôm ở gần cầu Long Khốt cho biết, vào năm 2006 – 2007 anh cũng từng “cõng” xăng dầu qua biên giới kiếm lời, vì khi ấy giá bán lẻ hai bên chênh lệch tới 6.000đ/lít. Anh cũng cho biết, với mức chênh lệch 4.000đ/lít như hiện nay, đã có thể chở xăng dầu vượt biên để kiếm lời, nhưng đây là việc làm nhiều rủi ro, rất dễ bị quỵt tiền. Với lại lực lượng kiểm soát dọc đường biên chỉ du di cho người dân Campuchia mua xăng dầu về sản xuất. Họ kiên quyết bắt phạt những người có biểu hiện đi buôn xăng dầu. Anh cho biết thêm, nếu mức chênh lệch tăng lên bằng mức năm 2006, sẽ có nhiều người đi buôn xăng dầu qua biên giới, bất chấp mọi nguy hiểm, mọi sự kiểm soát.

( Báo Lao Động)

  • An Giang: Phát triển kinh tế biên mậu
  • Đắc Lắc: Khai tử các doanh nghiệp “ăn xổi” tài nguyên rừng
  • Hà Nội: 30% xe buýt không đạt chuẩn khí thải
  • Nhiều xe buýt tại TPHCM không đạt chuẩn khí thải
  • Đường sắt cao tốc: Ít nhất ba năm nữa mới trình Quốc hội
  • TPHCM sử dụng 10% rác thải làm năng lượng tái tạo
  • ĐBSCL có liên kết mới làm giàu
  • Đồng Nai: Lực hút từ lĩnh vực địa ốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi