Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng 19,1%

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng 14 - 14,5% trong năm 2011.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Vĩnh Phúc đã sớm thoát khỏi khủng hoảng và tăng trưởng nhanh.
 
Năm 2010, GDP toàn tỉnh tăng 19,1%, vượt cả thời điểm trước khủng hoảng. Khu vực dịch vụ, thương mại tăng cao nhất với 23,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,9%, khu vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 14,5%.
 
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 56%, dịch vụ chiếm 30%, ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản gần 14%.
 
Năm 2010, các nguồn vốn FDI và DDI (vốn đầu tư trong nước) tiếp tục đổ vào Vĩnh Phúc. Số dự án đầu tư mới tăng 44% so với năm 2009, gồm 15 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 250 triệu USD và 145 dự án DDI với tổng vốn đăng ký hơn 6.700 tỷ đồng.
 
Lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 1.000, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 42.681 tỷ đồng, riêng công nghiệp ước đạt 41.461 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009. Trong số các sản phẩm công nghiệp chủ yếu, chỉ có gạch ốp lát giảm 6,3% sản lượng, các sản phẩm khác đều tăng cao, riêng sản phẩm xe máy tăng tới 37,5%.
 
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó, du lịch đặt doanh thu hơn 750 tỷ đồng, đón trên 1,9 triệu du khách, tăng 49% so với năm 2009.
 
Tổng thu ngân sách năm 2010 ước đạt 14.505 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2009, trong đó thu nội địa ước đạt 10.300 tỷ đồng, gần bằng tổng thu ngân sách năm trước.
 
Trong năm qua, phát triển kinh tế của tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế khác như: tiến độ triển khai các dự án chậm, số vốn thực hiện thấp. Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, chất lượng quy hoạch chưa cao. Tiến độ triển khai các công trình trọng tâm, trọng điểm chưa đạt kế hoạch đề ra; đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải…

Năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.
 
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 14-14,5%. Tổng thu ngân sách đạt 15.595 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 11.350 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 36,5 - 37 triệu đồng. 

(Báo điện tử doanh nhân Việt Nam toàn cầu)

  • CPI tháng 12 tại Hà Nội tăng 1,83%: Cả nước khó giữ một con số
  • CPI tháng cuối năm tại Tp.HCM tăng 1,61%
  • Ngưng bán xăng do... hết tiền
  • “Nút thắt” trong phát triển kinh tế TP.HCM
  • Kê toa cho doanh nghiệp Nhà nước
  • Đà Nẵng chú trọng tiết kiệm điện
  • Thành lập thành phố Cam Ranh
  • Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi