Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghệ An: Bàn giao lưới điện nông thôn bị “vướng” tại 129 xã

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn 129  xã chưa bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý với nguyên nhân chủ yếu là chưa đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cục bộ.

Công ty Điện lực Nghệ an củng cố lưới điện nông thôn - Ảnh Chinhphu.vn 

Tại Nghệ An, tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, trong đó có nhiều huyện trung du và miền núi, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, lưới điện hạ áp nông thôn ở đây được xây dựng từ 20-30 năm, đầu tư từ nhiều nguồn vốn, không chuẩn nên quá cũ nát nên xuống cấp, mất an toàn nghiêm trọng.

Hệ thống công tơ nhiều chủng loại, đo đếm không chính xác vì vậy, tổn thất điện năng của hầu hết các địa phương rất cao khoảng 40%. Chất lượng điện thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Trao đổi với phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trịnh Phương Trâm, Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An cho biết, trước năm 2008, tỉnh có quá nhiều tổ chức quản lý điện nông thôn. Phần lớn do thôn, xã chọn cử người làng ra quản lý mặc dù họ không được đào tạo nghề điện. Những người này chỉ biết thu tiền, không đầu tư nâng câp lưới điện do vậy lưới điện mất an toàn. Bên cạnh đó, giá điện nhiều nơi cao ngất ngưởng.

Ông Trâm cho biết, kể từ khi có chủ trương bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện quản lý, Công ty đã nhận được sự đồng thuận cao của bà con nông dân, sự chung tay của nhiều cấp chính quyền địa phương. Do đó, đến cuối tháng 8/2010, toàn tỉnh đã  tiếp nhận lưới điện 292 xã, cụm, 6 phường, 4 thị trấn, 1 đơn vị Thanh niên xung phong, 16 cụm tại TP Vinh .

Sau khi bàn giao, mỗi xã được đầu tư từ 2-3 tỷ đồng để lắp công tơ mới, cấy thêm trạm điện, thay các dây trục quá cũ nát. Vì vậy, đến tháng 6/2010, tổn thất điện năng của khu vực nông thôn đã giảm từ 40% xuống còn 26,89%. Số lượng khách hàng đã ký hợp đồng là 346.925.

Ông Trâm cho biết thêm, đến nay Công ty đã hoàn tất việc đầu tư tối thiểu cho 85 xã, đang thi công 98 xã và chuẩn bị triển khai 119 xã với tổng số tiền gần 200 tỷ đồng.

Công ty Điện lực Nghệ An lắp công tơ mới cho bà con sau khi tiếp nhận - Ảnh Chinhphu.vn 

Tại các địa phương này việc quản lý kinh doanh điện đã đi vào nền nếp, lưới điện an toàn. Giá điện được tính theo quy định của Nhà nước.

Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh còn 129 xã chưa bàn giao lưới điện cho ngành Điện quản lý. Một trong những nguyên nhân chính là do nhiều xã "ăn nên làm ra" từ nguồn thu tiền điện  nông thôn nên “ngại” bàn giao.

Có thể khẳng định, việc điện lực địa phương tiếp nhận lưới điện nông thôn từ các xã đang đem lại lợi ích cho cả người dân và ngành điện lực.

Trên thực tế, công việc này sẽ không thể thực hiện một cách "suôn sẻ" nếu như không có sự "ra tay" mạnh mẽ của các cấp chính quyền địa phương.

Ngoài việc tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh bán điện đến hộ dân nông thôn trên địa bàn thực hiện cơ chế giá bán lẻ điện nông thôn theo Quyết định 21/2009/QĐ-TTg của Chính phủ, đã đến lúc, UBND  tỉnh cần có chế tài xử lý đối với các xã không đồng ý bàn giao hoặc không đủ điều kiện theo quy định bàn giao sau ngày 31/8/2009, để người dân nông thôn được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giá điện của Chính phủ.

(Theo Minh Huệ // Tin Chính phủ)

  • Ðường lên Tây Bắc hôm nay
  • Xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội phát triển bền vững
  • Quảng Bình cần bứt phá từ du lịch, nông nghiệp và biển
  • TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch
  • Hà Nội đưa hàng Việt về 19 huyện ngoại thành
  • Lào Cai đẩy mạnh tìm "đầu ra" cho su su Sa Pa
  • Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • TPHCM: Đề án vận tải công cộng chưa được chấp thuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi