Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch

Do việc lấn chiếm sông, kênh rạch làm xáo trộn dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, khiến tình trạng ngập úng ngày càng nghiêm trọng, UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xử lý việc san lấp, lấn chiếm trái phép sông, kênh rạch.

San lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch là một trong những nguyên nhân khiến TP HCM thêm ngập úng - Ảnh minh họa

Thành phố giao nhiệm vụ cho Sở Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đề xuất cơ chế phối hợp hiệu quả, khả thi giữa các sở ngành và UBND các quận - huyện, phường - xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống sông, kênh rạch. Đồng thời, rà soát tính hợp lý, khả thi khi giao nhiệm vụ này cho các địa phương.

Cụ thể, Sở GTVT phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các quận - huyện nghiên cứu ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin (GIS) trong công tác quản lý hệ thống sông, kênh rạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch trái phép…

UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các sở ngành chức năng cần đánh giá hiện trạng hệ thống sông, kênh rạch trên địa bàn TP bị lấn chiếm, không còn khả năng tiêu thoát nước, bị ô nhiễm. Từ đó, đề xuất thực hiện một số dự án cụ thể để cải tạo, chỉnh trang và cải thiện vệ sinh môi trường tại một số tuyến sông, kênh rạch trước khi mở rộng phạm vi thực hiện trên toàn địa bàn TP.

Được biết, theo số liệu từ Sở GTVT, TP Hồ Chí Minh có gần 700 con sông, kênh rạch, với tổng chiều dài hơn 1.000km. Trong đó có khoảng 108 tuyến sông, hơn 660 tuyến kênh rạch có chức năng tiêu thoát nước cho TP.

Việc lấn chiếm sông, kênh rạch không chỉ dẫn đến tắc dòng chảy mà còn làm diện tích thoát nước tự nhiên của TP bị thu hẹp hơn, khiến tình trạng ngập nước thêm phần nghiêm trọng và còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đó là chưa kể triều cường ngày càng tăng khiến tình trạng ngập càng thêm phức tạp.

(Theo Diệm Cơ // Tin Chính phủ)

  • Hà Nội đưa hàng Việt về 19 huyện ngoại thành
  • Lào Cai đẩy mạnh tìm "đầu ra" cho su su Sa Pa
  • Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • TPHCM: Đề án vận tải công cộng chưa được chấp thuận
  • Kinh tế Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ
  • Doanh nghiệp TP.HCM: Đuối trong hội nhập
  • Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • Lùng nhùng chuyện quy hoạch thủ đô Hà Nội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi