Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quảng Bình cần bứt phá từ du lịch, nông nghiệp và biển

Quảng Bình cần tập trung khai thác các thế mạnh, tiềm năng về du lịch, nông nghiệp và kinh tế biển, tạo bứt phá trong xây dựng và phát triển.

5 năm qua, Quảng Bình đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất từ trước tới nay. Trong ảnh: Cầu Nhật Lệ tại Thành phố Đồng Hới - Ảnh: Thể thao & Văn hóa

Sáng 13/9, tại thành phố Đồng Hới, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015.

Báo cáo chính trị do ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy trình bày tại đại hội đã nêu bật thành tựu trong nhiệm kỳ qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt 11%, là giai đoạn có mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.

Đến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 20%; công nghiệp-xây dựng 40%; dịch vụ 40%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Quảng Bình đã hình thành ngành công nghiệp chủ lực sản xuất vật liệu xây dựng, trước hết là ximăng.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%, hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 25 nghìn lao động.  

Về phương hướng, nhiệm vụ 5 năm tới (2010-2015), báo cáo chính trị nêu rõ, Đảng bộ Quảng Bình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quảng Bình vẫn là tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế có tăng trưởng nhưng chưa vững chắc, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng nhưng còn chậm, nguồn lực huy động thấp, công tác quy hoạch chưa tốt, môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, du lịch, dịch vụ phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Đồng chí Tòng Thị Phóng đề nghị Đại hội tập trung thảo luận, rút ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, có cách nhìn toàn diện, phù hợp với khả năng của mình, soát xét mọi nguồn lực, có bước đi thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong xây dựng và phát triển.

Quảng Bình là tỉnh có tiềm năng về du lịch, dịch vụ, nhất là với Di sản thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, có trữ lượng đá vôi, cao lanh, cát thạch anh thuận lợi cho việc phát triển vật liệu xây dựng… Tỉnh cần tập trung khai thác thế mạnh, tạo bứt phá trong xây dựng và phát triển.

Ngoài việc coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh cần phát triển mạnh kinh tế biển để thế mạnh này trở thành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhất là nâng cao năng lực đánh bắt hải sản xa bờ gắn chặt chẽ với phát triển công nghiệp điện lực, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản và xuất khẩu.

Chiều cùng ngày, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV tiếp tục phiên thảo luận theo tổ và bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010- 2015. Đại hội để cử 69 đại biểu để bầu 55 đại biểu vào Ban chấp hành khóa mới.

Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 15/9/2010.

(Theo Ngọc Châu // Tin Chính phủ)

  • TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý việc san lấp, lấn chiếm sông, kênh rạch
  • Hà Nội đưa hàng Việt về 19 huyện ngoại thành
  • Lào Cai đẩy mạnh tìm "đầu ra" cho su su Sa Pa
  • Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • TPHCM: Đề án vận tải công cộng chưa được chấp thuận
  • Kinh tế Hà Nội: Tốc độ tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ
  • Doanh nghiệp TP.HCM: Đuối trong hội nhập
  • Quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đáp ứng nhu cầu sử dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi